Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Huyện Krông Năng (Đăk Lăk): Kết nối tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương

Thế Hùng - 15:10, 09/11/2023

Sáng 9/11, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk tổ chức Hội nghị "Liên kết sản xuất - kết nối tiêu thụ nông sản huyện năm 2023". Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp chia sẻ những thuận lợi, khó khăn về thị trường và nhu cầu tiêu thụ, kết nối thu mua, cũng như đề xuất những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong thời gian tới.

Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương.
Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương.

Huyện Krông Năng có diện tích tự nhiên 61.461 ha; trong đó có khoảng 36.700 ha đất đỏ bazan (chiếm gần 60% diện tích tự nhiên), phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, sầu riêng, mắc ca, hồ tiêu. Ngoài ra, còn thích hợp với nhiều loại cây ăn quả như: vải thiều, bơ, cam, quýt, chanh dây và các loại cây ngắn ngày như: mía, vải, đậu, ngô, lúa nước…

Theo đánh giá của UBND huyện, địa phương có nhiều tiềm năng, rất thuận lợi phát triển nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, thời gian qua, hầu hết các hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún (không sản xuất theo tiêu chuẩn - không liên kết sản xuất); người dân chưa thực sự quan tâm tìm hiểu thông tin thị trường, vẫn sản xuất theo tâm lý đám đông (thấy giá cao thì trồng theo), dẫn đến “cung” vượt “cầu”, chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Bên cạnh đó, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp mới dừng lại ở khâu sản xuất, chế biến thô, chưa có sự kết nối giữa sản xuất - chế biến - thị trường, chưa tạo được nhiều sản phẩm có khả năng tiếp cận trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu; giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp còn thấp; các doanh nghiệp chưa liên kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ để làm chủ thị trường, nhất là thị trường quốc tế.

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, liên kết chuỗi giai đoạn 2023 - 2025, huyện xác định cà phê vẫn là cây chủ lực nên tiếp tục ổn định diện tích từ 23.200 - 24.000 ha; định hướng phát triển khoảng 7.800 ha sầu riêng và khoảng 3.900 ha mắc ca, 1.400 ha hồ tiêu, 550 ha cây vải, 1.200 ha bơ…

Tại Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp chia sẻ những thuận lợi, khó khăn về thị trường và nhu cầu tiêu thụ, kết nối thu mua, cũng như đề xuất những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong thời gian tới.

Đại diện các đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ “Thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất và thu mua, tiêu thụ nông sản vùng Compact”.
Đại diện các đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ “Thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất và thu mua, tiêu thụ nông sản vùng Compact”.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Mỹ cho rằng, để phát huy hiệu quả từ lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của địa phương đối với các sản phẩm nông sản, thì việc đánh giá và tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất - kết nối tiêu thụ nông sản, hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi (gắn kết chặt chẽ) giữa nông dân, người sản xuất với doanh nghiệp kết nối thị trường là mục tiêu quan trọng cần phải được quan tâm, ưu tiên và chỉ đạo quyết liệt từ các cơ quan quản lý các cấp.

Chủ tịch UBND huyện cam kết sẵn sàng chào đón các nhà tài trợ, nhà đầu tư, doanh nghiệp đến “liên kết sản xuất - kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân”; tạo điều kiện thuận lợi nhất và phối hợp, đồng hành cùng với các đối tác, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong suốt hành trình hướng tới nền nông nghiệp xanh và bền vững, với tinh thần cùng đóng góp, cùng chia sẻ và cùng phát triển.

Tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ “Thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất và thu mua, tiêu thụ nông sản vùng Compact” giữa UBND huyện Krông Năng, Ban Chỉ đạo Chương trình Compact (Chương trình sản xuất kết hợp với bảo tồn tài nguyên và an sinh xã hội) với các công ty: Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 (Simexco Đắk Lắk); Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam; Công ty Cổ phần sầu riêng Tây Nguyên (Sarita); Công ty Cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.