Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 100 gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các các tỉnh, thành phố Nam Bộ

Mai Hương - 21:00, 03/11/2023

Tối 3/11, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, TP. Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá hơn 100 gian hàng sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các các tỉnh, thành phố Nam Bộ, TP. Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT và UBND huyện Mê Linh cắt băng khai mạc sự kiện
Đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT và UBND huyện Mê Linh cắt băng khai mạc sự kiện

Sự kiện nhằm hưởng ứng Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 tổ chức tại TP. Hà Nội từ ngày 9 - 12/11. Đồng thời, đây là hoạt động kỷ niệm 78 năm truyền thống ngành NN&PTNT (1945 - 1923), 69 năm thành lập Sở NN&PTNT Hà Nội (30/1/1954 - 30/11/2023).

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, sự kiện lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối. Đây cũng là dịp để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện, liên kết, tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện Mê Linh
Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện Mê Linh

Tại sự kiện lần này có quy mô 100 gian hàng và hơn 2.000 sản phẩm OCOP đến từ 19 tỉnh, thành phố Nam Bộ, gồm: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và TP. Cần Thơ. Ngoài ra, chương trình còn thu hút 21 tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Rất đông đảo người dân tới tham quan, mua sắm các sản phẩm.
Rất đông đảo người dân tới tham quan, mua sắm các sản phẩm.

Trong sự kiện này, TP. Hà Nội có 60 gian hàng, với hơn 1.000 sản phẩm OCOP tham gia. Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã đánh giá, công nhận được 2.167 trong tổng số 9.852 sản phẩm OCOP của cả nước (chiếm 22%). Trong đó có 6 sản phẩm OCOP 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao.

Ngoài ra, sự kiện còn trưng bày 56 ảnh các tác phẩm đạt giải Hội thi sản phẩm làng nghề TP. Hà Nội năm 2023.

Trên 100 gian hàng với hàng nghìn dòng sản phẩm OCOP như: Hàng nông sản sạch, thực phẩm chế biến, đồ gỗ, gốm sứ, dệt may....và đặc sản vùng miền của các tỉnh Nam Bộ, thành phố Hà Nội và các tỉnh, Thành
Trên 100 gian hàng với hàng nghìn dòng sản phẩm OCOP như: Hàng nông sản sạch, thực phẩm chế biến, đồ gỗ, gốm sứ, dệt may... và đặc sản vùng miền của các tỉnh Nam Bộ, TP. Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước

Các không gian trang trí đặc trưng của các tỉnh Nam Bộ và các làng nghề của Hà Nội, như: Nặn tò he, tăm hương Quảng Phú Cầu, nón làng Chuông, gốm Bát Tràng, hoa hồng Mê Linh, con đường đèn lồng sắc màu ánh sáng... sẽ là nơi để quý khách lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng trong thời gian diễn ra sự kiện.

Đặc biệt vào 20h các ngày 4 - 6/11, tại sân khấu của sự kiện sẽ diễn ra chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật đặc sắc với các tiết mục ca ngợi quê hương, đất nước và chào mừng Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam.

Quang cảnh sự kiện
Quang cảnh sự kiện

Sự kiện là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại; tiếp cận các giải pháp chuyển đổi số, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP, gắn với đẩy mạnh tuyên truyền chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.