Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP Lạng Sơn tại Hà Nội

Thúy Hồng - 06:05, 27/08/2023

Từ ngày 24-27/8 tại Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp –Bộ NN&PTNN đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã diễn ra “Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023”.

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023”
Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023”

Phiên chợ do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp – Bộ NN&PTNN phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn, UBND huyện Chi Lăng và các địa phương tổ chức vừa khai mạc tại Khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại tại Hà Nội.

Đây là phiên chợ thứ 2 trong chuỗi các phiên chợ được Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNN) tổ chức trong năm 2023, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp giới thiệu tới người tiêu dùng Thủ đô và vùng lân cận những mặt hàng nông lâm thủy sản là đặc sản, sản phẩm chủ lực của các địa phương trong cả nước. Đồng thời, tạo cầu nối giữa các nhà sản xuất với các đơn vị bao tiêu sản phẩm, các siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng bán lẻ nông, lâm, thủy sản theo chuỗi giá trị nông sản với hệ sinh thái đầy đủ, khép kín, minh bạch từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, thương mại và phân phối tới tay người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề “Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023” là dịp để tỉnh Lạng Sơn các địa phương, các HTX nông nghiệp, các làng nghề quảng bá hiệu quả những sản phẩm nông đặc sản đặc trưng của địa phương đến người dân Thủ đô và các vùng lân cận".

Na Chi Lăng đang là sản phẩm trái cây được thị trường trong nước rất ưa chuộng
Na Chi Lăng đang là sản phẩm trái cây được thị trường trong nước rất ưa chuộng

Tham gia phiên chợ lần này, Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn tổ chức khu gian hàng quảng bá, giới thiệu na Chi Lăng – Sản vật bậc nhất xứ Lạng được trồng ở những vách núi đá vôi và các nông đặc sản, sản phẩm OCOP của nhiều địa phương trong tỉnh.

Theo đánh giá, hiện nay, na Chi Lăng đang là sản phẩm trái cây được thị trường trong nước rất ưa chuộng, đem lại giá trị sản xuất cao cho người trồng và đang hướng mạnh đến thị trường các quốc gia như: Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc,… và được đánh giá cao về mẫu mã cũng như chất lượng. Đây cũng là dịp để người tiêu dùng được tìm hiểu, trải nghiệm, nhận diện thương hiệu, phân biệt na Chi Lăng với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Với quy mô trên 80 gian hàng và 1000m2 khu trưng bày bán nông đặc sản vùng miền của các hợp tác xã, doanh nghiệp, Hội nông dân đến từ các tỉnh, thành.

Theo Ban tổ chức, các sản phẩm được trưng bày và giới thiệu tại phiên chợ lần này đều là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản được sản xuất theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến; Các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP đã được xếp hạng 3 đến 5 sao theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.