Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chương trình OCOP: Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới

Minh Khánh - 16:56, 26/10/2023

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, thực hiện theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chính vì vậy, chương trình OCOP cũng được coi là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới ở Yên Bái thời gian qua.

Văn Yên xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên thế mạnh của từng địa phương
Văn Yên xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên thế mạnh của từng địa phương

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gọi tắt là OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, bắt đầu triển khai Chương trình OCOP, bằng những biện pháp hỗ trợ cụ thể, tỉnh Yên Bái đã phát triển 8 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao. Năm 2020, chỉ sau một năm học hỏi, rút kinh nghiệm, Chương trình OCOP ở Yên Bái đã có sự phát triển mạnh mẽ với 86 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao.

 Cho đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 200 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP, Các sản phẩm OCOP đã được chuẩn hóa trên địa bàn tỉnh đều có bao bì, nhãn mác đẹp, chất lượng tốt, thông tin chỉ dẫn địa lý cụ thể… Thương hiệu của nhiều sản phẩm nông sản OCOP của Yên Bái đã được khẳng định, nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế, một số sản phẩm nông sản mang tầm thương hiệu quốc gia, như: gạo Séng cù Mường Lò Nghĩa Lộ; chè Bát tiên, miến đao Quy Mông, măng tre Bát độ Trấn Yên; bưởi Đại Minh Yên Bình; Đại Lão Vương trà - Diệp trà Suối Giàng Văn Chấn...

 Ông Nguyễn Đức Điển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết: “Việc nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nhằm phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống vật chất cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân ở khu vực nông thôn. Vì vậy, thời gian qua ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đã tập trung vào phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương để cùng với các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP. Điều này sẽ có nhiều thuận lợi  để sản phẩm tiếp cận vào các thị trường lớn.”

Xác định xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP là chương trình kinh tế quan trọng, là nền tảng vững chắc trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cũng như các giải pháp xây dựng các sản phẩm chủ lực ,khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhất là việc bảo tồn, phát triển ngành nghề ở nông thôn, trở thành một điểm sáng trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm. Hiện nay, địa phương này cũng đang dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng với 38 sản phẩm OCOP. 

Được mệnh danh là “thủ phủ” của cây quế vùng Tây Bắc, Văn Yên hiện có 50.000 ha quế, mỗi năm khai thác khoảng 15.000 tấn quế vỏ, mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng cho người dân… Với 38 sản phẩm Ocop đã xây dựng được, thì có tới 19 sản phẩm từ quế được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Thông qua việc xây dựng các sản phẩm OCOP từ quế, nhiều địa phương đã thấy được lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm gắn với phát triển kinh tế khu vực nông thôn, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân. Một trong những thành công mà các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện Văn Yên trong việc xây dựng sản phẩm OCOP đó là việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua các hôi chợ, qua các kênh thông tin, các sàn thương mại điện tử. Đây cũng là chia sẻ của các chủ HTX quế ở Văn Yên, bởi tất các sản phẩm OCOP của HTX đều được đưa đi tham dự các hội nghị xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, được quảng bá và bán trên các sàn thương mại điện tử, qua đó mang lại lợi nhuận cao cho HTX.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Ocop), được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Ocop), được xem là giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao giá trị cho các sản phẩm đặc sản ở các địa phương góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

Nhờ việc xác định được hướng đi đúng trong xây dựng các sản phẩm OCOP, sự tham gia vào cuộc tích cực của các địa phương đã góp phần rất lớn vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện. Phát huy kết quả đạt được, Văn Yên phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có ít nhất 60 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Trong đó, có ít nhất 1 sản phẩm đạt 5 sao, có từ 5 sản phẩm OCOP của huyện xuất khẩu ra nước ngoài.

Có thể thấy, hầu hết các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái đều là những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh, góp phần quan trọng giải quyết việc làm nông thôn, phát triển kinh tế các địa phương, nâng cao mức sống cho người nông dân. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi cũng như nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP, các cấp sở, ngành tỉnh Yên Bái luôn lồng ghép tuyên truyền, vận động các chủ thể tiếp tục duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký, đánh giá lại sản phẩm sau 36 tháng.

Thời gian tới, tỉnh Yên Bái cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục gắn với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho hội đồng, tổ giúp việc, các tổ chức, cá nhân tham gia đề án phát triển các sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân, đặc biệt là khu vực các sản phẩm chủ lực, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP; sử dụng "Quy trình xác thực chống hàng giả” vào quản trị DN, minh bạch quá trình hình thành và kết nối cung cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hình thành các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến… đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.