Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những sản phẩm OCOP truyền đi thông điệp về văn hóa người Việt

Quỳnh Trâm - 08:27, 21/07/2023

Trong giai đoạn 2018 - 2023, tỉnh Thanh Hóa đã có hàng trăm sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao, 4 sao và 5 sao… Trong đó, có những sản phẩm OCOP đã đạt đến độ tinh hoa, mang hồn cốt, đặc trưng truyền thống văn hóa của một vùng đất và của người Việt Nam được làm quà tặng cấp quốc gia, truyền đi thông điệp về văn hóa người Việt. Điều đó, càng thấy rõ hơn ý nghĩa, mục đích quan trọng, hiệu quả từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Cô gái dân tộc Thổ - Nguyễn Lê Ngọc Linh và sản phẩm Mật ong lên men Bản Thổ tham gia hội chợ chuyên ngành ẩm thực và đồ uống lớn nhất châu Á - THAIFEX-Anuga Asia 2023 diễn ra tại Thái Lan (ảnh nhân vật cung cấp)
Cô gái dân tộc Thổ - Nguyễn Lê Ngọc Linh và sản phẩm Mật ong lên men Bản Thổ tham gia hội chợ chuyên ngành ẩm thực và đồ uống lớn nhất châu Á - THAIFEX-Anuga Asia 2023 diễn ra tại Thái Lan (ảnh nhân vật cung cấp)

Điển hình như mới đây, cô gái dân tộc Thổ Nguyễn Lê Ngọc Linh ở huyện miền núi Như Xuân với sản phẩm mật ong lên men Bản Thổ, cùng một số sản phẩm tiêu biểu đại diện trong cả nước tham gia hội chợ chuyên ngành thực phẩm và đồ uống lớn nhất châu Á - THAIFEX-Anuga Asia 2023 tại Thái Lan.

Sản phẩm mật ong lên men Bản Thổ là sản phẩm được kết hợp với các loại dược liệu bản địa như gừng, tỏi tía, nghệ, chùm ngây, lá bạc hà sấy lạnh… vừa là kháng sinh tự nhiên, vừa chứa nhiều Enzyme, các lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của con người, có lợi cho sức khỏe được người tiêu dùng ưa chuộng.

Sản phẩm của Nguyễn Lê Ngọc Linh có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, sạch và lành nên nhanh chóng không còn xa lạ với người tiêu dùng trong  tỉnh và còn trở thành quà tặng cấp quốc gia.

Sản phẩm mật ong lên men Bản Thổ có nguồn gốc tự nhiên, sạch và lành được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao
Sản phẩm mật ong lên men Bản Thổ có nguồn gốc tự nhiên, sạch và lành được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao

Theo chia sẻ của Linh, việc sản xuất mật ong lên men Bản Thổ còn là giải pháp cho việc tái tạo rừng, tăng sinh kế cho cộng đồng thông qua sự kết tinh từ núi rừng - nơi có đất sạch - không khí sạch - nước sạch, với phương pháp canh tác thuận tự nhiên; giống ong bản địa được nuôi tự nhiên tại bìa rừng phòng hộ, vườn quốc gia với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và tạo thêm thu nhập cho người dân sống dựa vào rừng... 

Năm 2023, sản lượng sản phẩm mật ong lên men Bản Thổ ước đạt khoảng 6 tấn. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, sản phẩm còn đến với người tiêu dùng trong cả nước thông qua các kênh phân phối. Đặc biệt tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP vừa qua, sản phẩm mật ong lên men Bản Thổ của HTX Bản Thổ của Linh, đã đạt số điểm cao và đang được đề xuất 4 sao.

Ở vùng biển của xứ Thanh cũng có thương hiệu mắm Lê Gia đã giành được nhiều giải thưởng về chất lượng. Trong đó, đặc biệt có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao (Nước mắm Lê Gia; Mắm tép Lê Gia); 1 sản phẩm đạt OCOP 5 sao là mắm tôm Lê Gia. Đến thời điểm hiện tại, đây cũng là sản phẩm OCOP 5 sao duy nhất của tỉnh Thanh Hóa. Không chỉ khẳng định chất lượng sản phẩm ở thị trường trong nước, các sản phẩm của thương hiệu mắm Lê Gia còn được xuất khẩu đến nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi...

Sản phẩm mắm của Lê Gia là sự kết tinh của những mẻ cá cơm tươi xanh, béo ngậy từ biển cả
Sản phẩm mắm của Lê Gia là sự kết tinh của những mẻ cá cơm tươi xanh, béo ngậy từ biển cả

Chia sẻ về câu chuyện làm mắm Lê Gia, anh Lê Anh ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoàng Hóa, chủ thương hiệu mắm Lê Gia cho biết: Đối với anh, quê hương gắn liền với thứ mùi ký ức của nghề làm mắm, với những tháng ngày tuổi thơ. Mùi nước mắm trong vại mắm của mẹ, gắn liền với bữa cơm rau là một phần máu thịt, là hương vị không thể phai mờ trong anh. Chính tình yêu với mắm truyền thống, với quê hương, là động lực để anh khởi nghiệp thành công với thương hiệu mắm Lê Gia... 

"Mắm Lê Gia mong muốn mang những tinh túy nhất từ mẹ biển, bằng sự tận tâm, kinh nghiệm truyền thống kết hợp kiến thức an toàn thực phẩm để mang đến những gia vị sạch vào bữa cơm sum vầy của gia đình Việt. Và sau đó, là mang “linh hồn” ẩm thực Việt đến với cả thế giới”, anh Lê Anh bộc bạch.

Thương hiệu mắm Lê Gia còn được xuất khẩu đến nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi...
Thương hiệu mắm Lê Gia còn được xuất khẩu đến nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi...

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 346 sản phẩm OCOP đã được xếp hạng. Trong đó, có 1 sản phẩm OCOP 5 sao, 54 sản phẩm 4 sao và 291 sản phẩm 3 sao. Đặc biệt, những sản phẩm OCOP như nước mắm Lê Gia hay mật ong lên men Bản Thổ, là những điển hình của sản phẩm OCOP mang ý nghĩa truyền đi thông điệp về văn hoá người Việt, được viết lên từ tình yêu, niềm tự hào và cả lòng biết ơn với chính quê hương mình...

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.