Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội Nông dân với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn

Sỹ Hào - 09:35, 27/12/2019

Liên kết sản xuất giữa các nông hộ là một trong những giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Nhưng làm thế nào để đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhất là sự tham gia tích cực của nông dân vào lĩnh vực kinh tế tập thể (KTTT) là bài toán đối với Hội Nông dân (HND) các cấp.

 Để vận động nông dân tham gia HTX cần có những chính sách hỗ trợ phát triển KTTT. (Ảnh minh họa)
Để vận động nông dân tham gia HTX cần có những chính sách hỗ trợ phát triển KTTT. (Ảnh minh họa)

Bài 2: Thể chế hóa các chính sách hỗ trợ KTTT

Thành viên tham gia HTX có xu hướng giảm

Trong số báo 103 (1581) ra ngày 25/12/2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh: Trong 10 năm qua (2010 - 2019), HND các cấp chưa đạt nhiều kết quả trong việc hướng dẫn, thành lập mới hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Báo cáo tổng kết 10 năm tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của Trung ương HND Việt Nam cũng đã chỉ rõ, đây là một trong những hạn chế trong công tác của Hội. Trong khi đó, HTX nông nghiệp là mô hình kinh tế phù hợp để nông hộ liên kết sản xuất, từ đó hướng tới sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Theo ông Lưu Văn Quảng, Chủ tịch HND tỉnh Bắc Kạn, nếu nông dân không tham gia tổ hợp tác (THT), HTX, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hàng hóa thì sản xuất nông nghiệp của địa phương mãi mãi chỉ là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Nhưng có một thực trạng, số lượng thành viên tham gia HTX đang có xu hướng giảm dần. Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa IX (Nghị quyết 13-NQ/TW) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, HTX cho thấy, đến hết năm 2018, cả nước có 23.318 HTX, tăng 8.911 HTX so với năm 2003; nhưng số thành viên HTX lại giảm 352.047 người.

Nguyên nhân chính được lý giải là, sau khi Luật HTX 2012 đi vào thực hiện, các HTX tự điều chỉnh, giảm thành viên để hoạt động hiệu quả hơn. Ngược lại, các HTX yếu kém, không hoạt động sẽ giải thể hoặc chuyển sang hình thức khác phù hợp hơn nên số lượng thành viên có xu hướng giảm là tất yếu.

“Có bột mới gột nên hồ”

Theo báo cáo của Trung ương HND Việt Nam, trong 10 năm tham gia xây dựng NTM, HND các cấp đã tổ chức được hơn 2,17 triệu buổi tuyên truyền, với sự tham gia của hơn 93,53 lượt triệu hội viên, nông dân. Công tác tuyên truyền, vận động được đánh giá là một hoạt động nổi bật của cả hệ thống Hội.

Dẫu vậy, kết quả vận động hội viên, nông dân tham gia liên kết sản xuất trong mô hình HTX nông nghiệp của HND các cấp vẫn rất khiêm tốn. Trong 10 năm tham gia xây dựng NTM, HND cả nước chỉ hướng dẫn, thành lập được 3.134 HTX nông nghiệp, chiếm 21,6% tổng số HTX nông nghiệp hiện nay của cả nước.

Sở dĩ có thực trạng này là do khu vực KTTT, HTX chưa đủ sức hấp dẫn nông dân; hay đúng hơn là cơ chế, chính sách chưa tạo ra sự đột phá để phát triển HTX. Nghị quyết số 13-NQ/TW đã đề ra 6 nhóm chính sách, nhưng đến nay nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống.

Chỉ tính riêng chính sách về đất đai, Nghị quyết 13-NQ/TW có đưa ra cơ chế giao đất không thu tiền và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX nông nghiệp xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất, kinh doanh... Nhưng đến nay vẫn còn nhiều HTX nông nghiệp rất khó khăn khi tiếp cận cơ chế này.

Rồi về chính sách tín dụng, Nghị quyết 13-NQ/TW xác định HTX là một loại hình doanh nghiệp, được vay vốn bình đẳng như doanh nghiệp. Nhưng thực tế, lâu nay HTX tiếp cận vốn vay ngân hàng còn khó hơn… lên trời!.

Điều này phần nào lý giải vì sao HND các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động nhưng khó đóng góp vào kết quả thành lập mới HTX nông nghiệp sau 10 năm tham gia xây dựng NTM. 


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.