Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hội Nông dân với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn

Sỹ Hào - 10:10, 25/12/2019

Hội Nông dân (HND) các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua tổng kết 10 năm thực hiện xây dựng NTM, để Hội Nông dân làm tốt hơn vai trò này, cần có những thay đổi về mặt cơ chế, chính sách.

HND đã phát huy vai trò trong hướng dẫn hội viên phát triển kinh tế. (Trong ảnh: HND huyện Ba Bể, Bắc Kạn hướng dẫn hội viên phát triển mô hình trồng mướp đắng rừng tại xã Địa Linh)
HND đã phát huy vai trò trong hướng dẫn hội viên phát triển kinh tế. (Trong ảnh: HND huyện Ba Bể, Bắc Kạn hướng dẫn hội viên phát triển mô hình trồng mướp đắng rừng tại xã Địa Linh)

Bài 1: Vai trò trong tổ chức lại sản xuất 

Theo số liệu của Trung ương HND Việt Nam, trong 10 năm xây dựng NTM, số hợp tác xã (HTX) do HND các cấp hướng dẫn thành lập chỉ chiếm khoảng 21,6% tổng số HTX nông nghiệp hiện có của cả nước. Điều này cho thấy, vai trò của HND trong việc tham gia tổ chức lại sản xuất ở nông thôn chưa thực sự rõ nét.


Kết quả còn khiêm tốn

Là tỉnh miền núi phía Bắc nằm trong “tốp” những tỉnh nghèo nhất cả nước nên Lai Châu gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng NTM. Theo báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM (2010 - 2019), hiện toàn tỉnh mới chỉ có 29/96 xã đạt chuẩn. 

Sau 10 năm xây dựng NTM, việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn, nhất là thành lập mới HTX nông nghiệp của tỉnh Lai Châu không mấy khả quan. Số liệu của Liên minh HTX tỉnh Lai Châu cho thấy, toàn tỉnh hiện có 234 HTX đang hoạt động, trong đó có 88 HTX nông nghiệp. Trong 88 HTX nông nghiệp hiện có thì chỉ có 20 HTX được thành lập mới; 68 HTX còn lại đều đã được thành lập và hoạt động từ năm 2004 đến nay. Đáng chú ý, trong 20 HTX nông nghiệp được thành lập mới của tỉnh Lai Châu thì chỉ có 1 HTX do HND tỉnh tham gia hướng dẫn thành lập.

Không chỉ riêng Lai Châu mà ở các địa phương miền núi, có đông đồng bào DTTS sinh sống khác, số HTX nông nghiệp do HND tham gia hướng dẫn thành lập cũng rất hạn chế. Như tỉnh Lào Cai, toàn tỉnh hiện có 397 HTX (177 HTX nông nghiệp). Giai đoạn 2010 - 2019, bình quân tỉnh thành lập mới 30 - 40 HTX/năm. Nhưng theo báo cáo 10 năm tham gia xây dựng NTM của HND tỉnh Lào Cai, trong 10 năm qua, Hội chỉ tham gia hướng dẫn, thành lập mới được 17 HTX.

Tính chung cả nước, HND các cấp cũng chưa thể hiện rõ vai trò trong hướng dẫn, thành lập mới HTX nông nghiệp. Số liệu được nêu trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM của Trung ương HND Việt Nam cho thấy, tính đến tháng 9/2019, các cấp Hội đã tham gia hướng dẫn thành lập 3.134 HTX.

...Dù đã chỉ đạo quyết liệt

Phải khẳng định, trong xây dựng NTM, HND các cấp giữ vai trò rất quan trọng. Báo cáo Tổng kết 10 năm xây dựng NTM của Trung ương HND Việt Nam cho thấy, HND các cấp cũng đã thể hiện vai trò của mình khi vận động hơn 93,5 triệu lượt hội viên tham gia hiến 53,5 triệu m2 đất, đóng góp gần 36,7 triệu ngày công lao động và hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng NTM. Tuy nhiên, kết quả tham gia phát triển lĩnh vực kinh tế tập thể (KTTT), nhất là hướng dẫn, thành lập mới HTX nông nghiệp của HND các cấp vẫn khá khiêm tốn.

Được biết, từ năm 2010 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương HND đã ban hành 3 nghị quyết nhằm đẩy mạnh phát triển KTTT, gần đây nhất là Nghị quyết số 04 - NQ/HNDTW ngày 5/8/2019. Ngoài ra, Trung ương Hội và HND nhiều tỉnh, thành phố cũng đã ký kết chương trình phối hợp với Liên minh HTX, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đẩy mạnh phát triển KTTT trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành của Trung ương HND là rất lớn, nhưng kết quả trong thực hiện vẫn có “độ vênh” rất lớn. HND của rất nhiều tỉnh, thành phố không đạt nhiều kết quả trong hướng dẫn thành lập HTX nông nghiệp. Để làm tốt vai trò này, HNĐ các cấp cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận