Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quỹ hỗ trợ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL): Tiếp sức nông dân vươn lên làm giàu

PV - 09:52, 17/09/2018

Từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL đã tiếp cận được nguồn vốn, huy động thêm các nguồn lực trong phát triển kinh tế, triển khai những kế hoạch ấp ủ mà lâu nay thiếu vốn... nhờ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Tại Cà Mau, hàng năm QHTND được cấp từ 1-2 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện đóng góp 100-200 triệu đồng. Bên cạnh đó, 100% xã, phường, thị trấn thành lập tổ vận động QHTND theo hình thức đóng góp tự nguyện của các hội viên huy đồng các nguồn lực.

Ông Ngô Minh Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau cho biết: Từ năm 2013 đến nay, nguồn vốn của các cấp từ Trung ương đến huyện và xã hội hóa đã thực hiện 156 dự án, hỗ trợ 2.196 lượt hội viên vay với số tiền 34,5 tỷ đồng. Qua các mô hình, dự án, các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động thành lập mới được 161 tổ hợp tác sản xuất, giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi có việc làm. Thu nhập của các hội viên tăng từ dưới 20 triệu đồng lên 40 triệu đồng. Nhiều hội viên đã thoát nghèo và hỗ trợ cho hội viên khác cùng phát triển.

Ngân hàng chính sách đến từng địa phương, tổ chức giải ngân cho bà con nghèo vay vốn. Ngân hàng chính sách đến từng địa phương, tổ chức giải ngân cho bà con nghèo vay vốn.

Tương tự, ở Sóc Trăng, nơi có 30% là người DTTS cũng có sự thay đổi tích cực nhờ các hoạt động từ QHTND.

Trong năm 2017, đã có 11.200 hộ thoát nghèo. Trong đó, có 5.030 hộ dân tộc Khmer thoát nghèo. Bên cạnh sự nỗ lực của nông dân, vai trò Hội Nông dân các cấp luôn đồng hành, sát sao và kịp thời trong hướng dẫn từ việc xây dựng kế hoạch triển khai, tiếp cận nguồn vốn đến biện pháp kỹ thuật cũng như định hướng các hoạt động phát triển kinh tế phù hợp... tạo nên các phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Đến nay toàn tỉnh Sóc Trăng đã vận động được trên gần 24 tỷ đồng, trong đó từ Quỹ Hỗ trợ của Trung ương là 7,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương gần 9,7 tỷ đồng và các nguồn vận động khác 6,76 tỷ đồng. Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư 58 dự án tại 49 xã, phường, thị trấn tạo việc làm ổn định cho trên 2.000 hộ vay vốn.

Những đồng tiền tưởng như không lớn từ nguồn vốn của QHTND, nhưng đối với những gia đình nghèo họ phải xoay sở với từng đồng vốn ít ỏi thì trở thành nguồn lực to lớn, tiếp thêm sức mạnh để họ có niềm tin vượt qua.

Gia đình anh Lý Thanh Nhàn và chị Thạch Thị Thúy xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng là hộ nghèo của xã, nhờ nguồn vốn vay QHTND, gia đình anh Nhàn đã vươn lên thoát nghèo, hiện có cuộc sống ổn định, khá giả. Theo anh Nhàn tính toán, với 36 công lúa, 4 công rẫy và đàn bò sữa, mỗi năm trừ chi phí, gia đình đạt thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Chị Thạch Thị Dung Hội trưởng Hội Nông dân đồng thời là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn xã Thuận Hòa cho biết: hơn 50% số dân của xã là đồng bào DTTS, chủ yếu là người Khmer. Nhu cầu vay vốn của người dân từ nguồn vốn QHTND là rất cao. Nguồn vốn mang nhiều ý nghĩa to lớn đối với bà con.

Trong những năm qua, QHTND tại nhiều tỉnh thành ĐBSCL đã và đang ngày càng khẳng định vai trò cấp vốn hỗ trợ của mình tới các hộ nông dân “khát vốn”. Nguồn vốn đều được các hộ sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư đúng hướng, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cùng với sự hướng dẫn đồng hành của Hội Nông dân các cấp... nên đã trở thành đòn bẩy vững chắc cho người dân vươn lên thoát nghèo.

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.