Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Xây dựng Nông thôn mới ở Lai Châu: Đạt khó, giữ còn khó hơn

Hoài Dương - 09:15, 25/11/2019

Sau 10 năm, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), tỉnh Lai Châu đã có 29/96 xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, môi trường được đánh giá là tiêu chí khó đạt nhất, khó giữ vững ngay cả ở những xã đã đạt chuẩn.

Giữ vững và nâng cao các tiêu chí ở các xã NTM đang là vấn đề được chính quyền các cấp ở Lai Châu hết sức quan tâm.
Giữ vững và nâng cao các tiêu chí ở các xã NTM đang là vấn đề được chính quyền các cấp ở Lai Châu hết sức quan tâm.

Tính đến tháng 11/2019, tỉnh Lai Châu đã có 29 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, bình quân mỗi xã đạt 13,67 tiêu chí/xã. Riêng tiêu chí môi trường đã có 34/96 xã đạt, đạt 65% so với kế hoạch năm 2020.

Nhưng trên thực tế, cùng với nhiều địa phương trong cả nước, tại tỉnh Lai Châu, tiêu chí môi trường được đánh giá là khó thực hiện.

Lý giải về vấn đề này, ông Hà Văn Um, nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh cho biết: Có 3 nguyên nhân chính khiến tiêu chí môi trường khó thực hiện, đó là nguồn lực hỗ trợ ít mà đời sống của đa số đồng bào lại khó khăn; tập quán sinh hoạt của bà con cũng như thói quen và ý thức trong bảo vệ môi trường thấp; sự vào cuộc của các đoàn thể chưa quyết liệt và triệt để trong thay đổi nhận thức của bà con.

Điển hình tại xã Nậm Lỏong, TP. Lai Châu về đích NTM năm 2017, trong đó tiêu chí môi trường đạt được 8 yêu cầu, như: 90% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó có 50% nước sạch), cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường đạt 100%; trên 70% tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và bảo đảm 3 sạch…

Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm về đích NTM, tiêu chí môi trường tại xã này lại có nguy cơ trở lại điểm xuất phát, vì nhiều nguyên nhân. Cụ thể như bản Gia Khâu, là một bản văn hóa với hàng nghìn lượt khách du lịch đến thăm quan mỗi năm, nhưng các hoạt động xả rác thải và nước sinh hoạt không được xử lý triệt để, các chuồng trại gia súc vẫn tồn tại khá nhiều ngay cạnh nhà ở của người dân.

Anh Má A Mình, người dân bản Hồi Lùng, xã Nậm Lỏong, chia sẻ: Chuồng trại của bà con đều đã được cứng hóa và có hố chứa phân. Mùa khô thì bà con mang đi ủ ngoài ruộng, nhưng khi vào mùa mưa thì phân tràn ra cả lối đi. Bản cũng đã được cán bộ xã xuống tuyên truyền, hướng dẫn việc dọn dẹp vệ sinh trong gia đình, vận động chuyển chuồng trại ra xa nhà ở nhưng vì sợ mất trâu, mất lợn nên phần lớn bà con chưa ai dám thực hiện đưa chuồng ra xa nhà ở.

Thực trạng trên diễn ra ở hầu khắp các xã của các huyện thuộc tỉnh Lai Châu. Bởi bên cạnh yếu tố địa hình không tập trung, điều kiện kinh tế khó khăn và thói quen sinh hoạt, thì quan niệm lạc hậu trong đời sống của đồng bào chính là mấu chốt khiến nhiều địa phương không thể thực hiện hiệu quả tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.

Cũng theo ông Hà Văn Um, để giữ vững và nâng cao các chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường, giải pháp trước mắt và lâu dài vẫn là kiên trì vận động, tuyên truyền để làm sao người dân thay đổi được suy nghĩ, làm đúng vai trò của mình trong xây dựng NTM là chủ thể. Cùng với đó, là phải có sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn, quy hoạch lại khu chăn nuôi ở xa khu dân cư tránh ô nhiễm môi trường; thu gom xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo đúng quy định.

Để giữ vững và nâng cao các chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường, giải pháp trước mắt và lâu dài vẫn là kiên trì vận động, tuyên truyền để làm sao người dân thay đổi được suy nghĩ, làm đúng vai trò của mình trong xây dựng NTM là chủ thể”.

Ông Hà Văn Um, nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.