Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội nghị kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại Bình Định năm 2022

Thúy Hồng - 23:50, 24/06/2022

Chiều ngày 24/6, tại Bình Định, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại Bình Định năm 2022.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị là cơ hội lớn cho các cơ sở sản xuất tiêu biểu trong và ngoài tỉnh có dịp giới thiệu sản phẩm chất lượng của mình đến doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng.

Hội nghị cũng hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đồng thời tăng cường đẩy mạnh các hoạt động liên kết các vùng miền, hợp tác cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên cả nước theo phương thức truyền thống và hiện đại, phân phối, quảng bá rộng rãi sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Bình Định qua các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt”; Điểm bán hàng OCOP tại địa phương…

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ, hợp tác liên kết cung - cầu hàng hóa hai chiều giữa tỉnh Bình Định và các tỉnh, thành phố và giữa các tỉnh thành phố với nhau
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ, hợp tác liên kết cung - cầu hàng hóa hai chiều giữa tỉnh Bình Định và các tỉnh, thành phố và giữa các tỉnh thành phố với nhau

Tại Hội nghị, Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chia sẻ, tỉnh Bình Định hiện có 133 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP với chất lượng mẫu mã đẹp, đủ điều kiện tiêu thụ vào các kênh bán lẻ hiện đại. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội giai đoạn 2016 - 2021 (đạt 405.642 tỷ đồng) là 9,6%.

Bà Lê Việt Nga cũng nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ. Chủ động hợp tác, liên kết tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, đặc biệt là việc ứng dụng thương mại điện tử vào phân phối lưu thông là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay”.

Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2021 (nguồn: VECOM và Cục Thương mại điện tử và Kỹ thuật số), Chỉ số Thương mại điện tử của tỉnh Bình Định hiện đứng thứ 21/63 tỉnh, thành cả nước. Với những lợi thế hiện có, có thể thấy thương mại điện tử của tỉnh Bình Định có cơ sở vững chắc để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, mở rộng kênh phân phối mới, nâng cao giá trị các sản phẩm của tỉnh.

Nhiều địa phương tham gia trưng bày sản phẩm đặc trưng của địa phương tại Hội nghị
Nhiều địa phương tham gia trưng bày sản phẩm đặc trưng tại Hội nghị

Tuy nhiên, để thúc đẩy tiêu thụ nông sản hiệu quả hơn, ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định mong muốn các bộ, ngành tiếp tục tăng cường hỗ trợ tỉnh đẩy mạnh cung cầu hàng hóa giữa tỉnh Bình Định và các tỉnh, thành khác; hỗ trợ đẩy mạnh phân phối sản phẩm nông sản của Bình Định qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên Sàn thương mại điện tử để đưa sản phẩm nông sản hướng tới một kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững trên nền tảng số, kết nối bán hàng trực tuyến với các kênh bán hàng trong và ngoài nước…

Tại Hội nghị, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tham gia Hội nghị đã Ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác liên kết cung - cầu hàng hóa hai chiều giữa tỉnh Bình Định và các tỉnh, thành phố và giữa các tỉnh thành phố với nhau. Các doanh nghiệp giao thương, kết nối, hợp tác cũng đã thực hiện ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cung ứng - tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp sản xuất trong Hội nghị.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.