Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Hồi âm bài báo “30 năm mơ một nhịp cầu” ở bản Cướm

BDT&PT - 18:47, 22/04/2023

Ngày 20/3/2023, Báo Dân tộc và phát triển có đăng bài “30 năm mơ một nhịp cầu” phản ánh việc người dân ở bản Cướm, xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) qua suối Cướm trên cầu tạm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Rất nhanh, sau khi báo đăng, Huyện ủy Quỳ Châu đã chỉ đạo đơn vị, phòng ban chức năng kiểm tra thực tế thông tin để sớm đưa danh mục “Xây dựng cầu qua suối Cướm vào kế hoạch đầu tư trung hạn”.

Hồi âm bài báo “30 năm mơ một nhịp cầu”
Cầu tạm bắc qua suối Cướm (Ảnh báo Dân tộc và Phát triển đăng trong bàì báo "30 năm mơ một nhịp cầu")

Rất nhanh sau khi Báo đăng, ngày 5/4/2023, Huyện ủy Quỳ Châu có Công văn số 445-CV/HU về việc xử lý nội dung báo nêu. Theo đó, Huyện ủy Quỳ Châu giao UBND huyện cùng các phòng ban chuyên môn, kiểm tra nội dung báo nên, báo cáo kết quả kiểm tra và hướng giải quyết tới Thường trực Huyện ủy, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy và Báo Dân tộc và Phát triển.

Ngày 11/4/2023, Huyện ủy Quỳ Châu cũng có văn bản gửi: Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Dân tộc và Phát triển với nội dung khẳng định: “Báo nêu là thực tế, phán ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân tại địa phương”. Cũng tại văn bản này, Huyện ủy Quỳ Châu cảm ơn Quý báo đã kịp thời phản ảnh, chia sẻ những khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở một trong những xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS của huyện Quỳ Châu. Trong thời gian tới, rất mong Quý báo tiếp tục quan tâm, đồng hành, hỗ trợ thông tin cho địa phương trong qúa trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Hồi âm bài báo “30 năm mơ một nhịp cầu” 1
Huyện ủy Quỳ Châu chỉ đạo các phòng, ban chức năng kiếm tra thông tin báo nêu

Được biết, Bản Cướm, xã Diên Lãm được sáp nhập từ 3 bản cũ, gồm: Bản Na Luộc, bản Cướm và bản Na Mô, trong đó điểm bản Na Mô cũ (có 47 hộ dân) nằm ở phía bờ hữu suối Cướm. Trong thời gian qua, xã Diên Lãm nói chung và bản Cướm nói riêng đã được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn thuộc Chương trình 135 và Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020

Hiện nay, các trục giao thông liên bản, liên xã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, tại suối Cướm chưa được đầu tư xây dựng cầu nên việc đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Qua khảo sát việc xây dựng cầu kiên cố qua suối Cuốm cần kinh phí tương đối lớn (dự kiến trên 15 tỷ đồng). Để đảm bảo lưu thông, an toàn cho đồng bào trong mùa mưa lũ, việc đầu tư xây cầu cứng bắc qua suối Cướm là điều cần thiết.

Trong văn bản số 460-CV/HU ngày 11/4, Huyện ủy Quỳ Châu cũng đã chỉ đạo sớm khảo sát đưa danh mục xây dựng cầu qua suối Cướm, xã Diên Lãm vào kế hoạch đầu từ trung hạn để đề nghị Trung ương, tỉnh bố trí vốn xây cầu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!