Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Học sinh vùng cao Phìn Hồ đang "khát nước"

Hà Minh Hưng - 08:48, 05/05/2023

Ở các tỉnh Tây Bắc có hai mùa: Mùa mưa và mùa khô. Hiện nay đang vào thời gian cao điểm của mùa khô - “mùa khát”. Cũng bởi vậy, nhiều trường học vùng cao cũng rơi vào tình trạng khan hiếm nước khiến việc học tập, sinh hoạt của thầy cô và học sinh gặp không ít khó khăn. Giải quyết vấn đề này, rất cần sự vào cuộc, giúp sức của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và các tổ chức, doanh nghiệp.

Con đường “tìm nước” mỗi ngày của các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Phìn Hồ là ở vực cánh rừng đầu nguồn, đường đi cheo lao, dốc thẳng đứng, nên vật dụng của thầy cô mang lấy nước là can nhỏ và túi ni nong
Con đường “tìm nước” mỗi ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học Phìn Hồ là ở vực cánh rừng đầu nguồn, đường đi cheo lao, dốc thẳng đứng, nên vật dụng của thầy cô mang lấy nước là can nhỏ và túi nylon

Trường PTDT Bán trú Tiểu học Phìn Hồ có 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 426 học sinh, trong đó có 135 em ăn ở bán trú. Hiện đang vào thời gian cao điểm của mùa khô, tất cả các bể chứa nước của nhà trường vì thế cũng đã trở nên khô cạn. 

“Nhiệm vụ” của thầy, cô giáo nơi này, ngoài nhiệm vụ dạy học , thì mỗi ngày tới trường thồ từ 1 đến 2 can nước góp cho học sinh bán trú
Thầy, cô giáo nơi này, ngoài nhiệm vụ dạy học , thì mỗi ngày tới trường còn phải thồ 1 - 2 can nước góp cho học sinh bán trú

Khắc phục tình trạng thiếu nước, sau giờ tan học vào các buổi chiều, thầy cô cùng huy động các em học sinh khối lớp 4, lớp 5 đi lấy nước tại các khe suối về để phục vụ sinh hoạt. Đồng thời “Giao nhiệm vụ” cho các thầy cô giáo mỗi ngày đến trường chở theo từ 20 - 40 lít nước để phục vụ công tác bán trú.

Đêm nào cũng vây, các thầy cô và tổ hành chính nhà trường mượn chiếc xe bán tải của cán bộ nhân viên y tế, chạy cách trường gần 10km, nơi duy nhất có một khe nước. Vì phải nhường người dân lấy trước, nên được xe nước về trường cũng phải 2h sáng
Đêm nào cũng vậy, các thầy cô và tổ Hành chính nhà trường mượn chiếc xe bán tải của cán bộ nhân viên y tế, chạy cách trường gần 10km, nơi duy nhất có một khe nước. Vì phải nhường người dân lấy trước, nên được xe nước về trường cũng phải 2h sáng

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Huyền - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú Tiểu học Phìn Hồ cho biết: Đã gần 5 tháng ròng, Phìn Hồ chưa có giọt mưa. Đây là một hiện tượng chưa từng gặp ở vùng cao xứ lạnh Phìn Hồ, là năm đầu tiên xảy ra tình trạng khô hạn kéo dài. 

Nước chở bằng xe ô tô, sau đó dung bơm hút lên téc cho học sinh dùng
Nước chở bằng xe ô tô, sau đó dùng bơm hút lên téc cho học sinh dùng

Trước đó, nhà trường chủ yếu dùng nước mưa và dùng chung giếng nước của hai bản Seo Lèng 1, Seo Lèng với 200 hộ gia đình.

Khe nước phía chân rừng đầu nguồn cách trường khoảng 3km, hàng ngày cuối chiều tan học, thầy và trò lại rồng rắn đi lấy nước
Khe nước phía chân rừng đầu nguồn cách trường khoảng 3 km. Hàng ngày cuối chiều tan học, thầy và trò lại rồng rắn đi lấy nước

Mùa khô năm nay vì thế không chỉ thầy và trò nhà trường thiếu nước, mà các hộ dân tại các bản lân cận cũng đều chung tình trạng. 

Niềm vui của các em khi mang nước về
Niềm vui của các em khi mang nước về

Nhà trường đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền vận động Nhân dân sử dụng tiết kiệm nước và phối hợp tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn.

Nguồn nước chính của bản Séo Lèng1, Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ và 3 đơn vị trường (Mầm Non, Tiểu học và THCS) trông chờ vào cái giếng tập thể, nhưng đã trơ đáy 3 tháng nay
Nguồn nước chính của bản Séo Lèng1, Séo Lèng 2, xã Phìn Hồ và 3 đơn vị trường (Mầm Non, Tiểu học và THCS) trông chờ vào cái giếng tập thể, nhưng đã trơ đáy 3 tháng nay

Nhà trường rất mong có sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ để có thể xây thêm bể trữ nước, ủng hộ nước trong thời gian này.

Đi xa thế, nhưng nguồn nước cũng chỉ le te chảy qua thanh tre nhỏ từ khe núi ra
Đi xa thế, nhưng nguồn nước cũng chỉ le te chảy qua thanh tre nhỏ từ khe núi ra

Cùng với việc dạy và học, một nhiệm vụ không thể thiếu của thầy và trò Trường PTDT Bán trú Tiểu học Phìn Hồ những ngày này là chiều chiều đi lấy nước. 

Niềm vui thầy và trò cũng chia sẻ trong cơn khá
Niềm vui thầy và trò cũng chia sẻ trong cơn khát

Công việc lấy nước không hề đơn giản và vật dụng chứa nước cũng còn rất thiếu thốn. 

Dẫu mệt, nhưng các em vẫn vui
Dẫu mệt, nhưng các em vẫn vui

Rất mong sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm để mùa khô năm nay, “Phìn Hồ không còn khát”!

Những giọt nước chắt chiu chỉ đủ các em sinh hoạt trong ngày
Những giọt nước chắt chiu chỉ đủ các em sinh hoạt trong ngày
Con đường tìm nước của thầy và trò trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Phìn Hồ mỗi ngày một xa vì nguồn nước đang can kiệt với vùng đất này
Con đường tìm nước của thầy và trò Trường PTDT Bán trú Tiểu học Phìn Hồ mỗi ngày một xa vì nguồn nước đang can kiệt với vùng đất này
Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.