Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hòa Bình: Phát triển chăn nuôi gắn với thế mạnh từng vùng

Thiên Đức - 13:56, 22/09/2020

Là tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) còn nhiều khó khăn, thế nhưng, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã tận dụng tốt các điều kiện sẵn có, khuyến khích, hỗ trợ Nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc.

Bà Bùi Thị Bích chia sẻ về việc chăn thả trâu, bò bán tự nhiên.
Bà Bùi Thị Bích chia sẻ về việc chăn thả trâu, bò bán tự nhiên.

Bà Bùi Thị Bích, ở huyện Tân Lạc (Hòa Bình) cho biết, trước đây, gia đình bà cũng nuôi trâu, bò, tuy nhiên chỉ là theo quy mô nhỏ, thường chỉ thả 1 - 2 con trâu hoặc bò vào thung lũng. Đến khi nhà có việc lại vào thung lũng dắt trâu, bò về. May mắn thì gia súc phát triển tốt, nhưng có khi chúng bị bệnh, rét chết hết không còn con nào.

Từ năm 2017, được Phòng Nông nghiệp huyện quan tâm hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, gia đình bà đã mua được 5 con trâu. Gia đình cũng chuyển sang chăn thả bán tự nhiên. Nghĩa là, hằng ngày có người đi chăn thả, giám sát trâu rồi tối lùa về chuồng. Trâu thường xuyên được kiểm tra chăm sóc nên phát triển tốt. Từ đầu năm đến nay, gia đình bà cũng thu được hơn 100 triệu đồng từ tiền bán trâu và nghé.

Phấn khởi hơn là hiện nay, nhiều hộ đã phát triển đàn trâu, bò theo quy mô trang trại. Tiêu biểu như trang trại nuôi trâu, bò của vợ chồng chị Hồ Thị Kiều ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim, huyện Kim Bôi. Chị Kiều cho biết, sau khi tham khảo một số mô hình, vợ chồng chị mạnh dạn đầu tư chuồng trại khép kín nuôi trâu, bò vỗ béo, với tổng diện tích hơn 9.000m2 đất. Sau 3 tháng gia đình xuất 1 một lứa trâu, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, còn bò xuất lẻ cho các tư thương, các lò mổ ở địa phương và các tỉnh lân cận. Hiện, trang trại của gia đình chị nuôi 120 con trâu, bò với 5 - 6 lao động là người địa phương. Bình quân mỗi năm, trang trại nuôi trâu, bò vỗ béo mang lại cho vợ chồng chị gần 1 tỷ đồng.

Mới đây, tại cuộc họp Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của Tỉnh ủy Hòa Bình, ông Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình cho biết, xác định chăn nuôi là thế mạnh riêng của tỉnh, ngày 25/7/2017, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-TU về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Thực hiện Nghị quyết này, cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, ngành Nông nghiệp đã đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng dịch cho đàn vật nuôi. Hình thức chăn nuôi trang trại, gắn với các biện pháp an toàn sinh học quy mô vừa và nhỏ cũng được từng bước nhân rộng, góp phần hạn chế dịch bệnh, tăng giá trị kinh tế của đàn vật nuôi.

Trên cơ sở điều kiện cụ thể của các địa phương, tỉnh Hòa Bình từng bước phát triển chăn nuôi gắn với thế mạnh của từng huyện, thành phố. Cụ thể, chăn nuôi đại gia súc tại Kim Bôi, Tân Lạc. Chăn nuôi lợn giống địa phương tập trung tại huyện Đà Bắc, một số trang trại tại TP. Hòa Bình và một số xã vùng cao của huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn. Gà công nghiệp chăn nuôi tập trung trong các trang trại tại các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn…

Với hướng đi này, Hòa Bình đã phát huy hiệu quả các tiềm năng sẵn có của địa phương, đồng thời giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo thống kê, tổng đàn trâu toàn tỉnh hiện đạt 115.695 con, vượt 5,18% so với năm 2017. Tổng đàn bò đạt 84.275 con, vượt 5,34 % so mục tiêu. Tổng đàn gia cầm là 7.655.483 con, vượt 9,36% so mục tiêu. Tổng đàn dê là 51.285 con, vượt 28,21% so với mục tiêu. Tổng số trang trại chăn nuôi lợn tăng 20,6% so với trước khi triển khai Nghị quyết.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.