Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người ở Lào Cai: Điều chỉnh để nâng cao hiệu quả chính sách ( Bài cuối )

Trọng Bảo - 11:01, 11/11/2020

Trong các số báo trước chúng tôi đã phản ánh hiệu quả việc triển khai Đề án 2086 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; trong đó nổi bật là tạo sinh kế nâng cao thu nhập; khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho hai dân tộc Phù Lá, Bố Y. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tại cơ sở, Đề án cũng còn những khó khăn, bất cập về định mức hỗ trợ, cơ chế chính sách... đòi hỏi cần có sự điều chỉnh, cân đối để phát huy hiệu quả.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc (áo xanh) kiểm tra việc triển khai Đề án 2086 tại huyện Văn Bàn.
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai Nông Đức Ngọc (áo xanh) kiểm tra việc triển khai Đề án 2086 tại huyện Văn Bàn.

Hộ nghèo khó tìm được vốn đối ứng

Theo định mức hỗ trợ sinh kế, cuối năm 2018, gia đình anh Giàng Sín Phù, dân tộc Phù Lá ở thôn Sín Chải, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà được hỗ trợ 10 triệu đồng từ Đề án 2086 để mua ngựa sinh sản. Tuy nhiên, để mua được một con ngựa sinh sản theo giá thị trường lúc đó, anh Phù phải vay mượn thêm khoảng 13 triệu đồng.

“Gia đình tôi thuộc diện cận nghèo, khi được Nhà nước hỗ trợ tiền thì mừng lắm. Nhưng để có số tiền hỗ trợ, gia đình tôi phải có vốn đối ứng để đủ mua ngựa, nếu không thì không được hỗ trợ. Rất may gia đình tôi còn xoay xở được, chứ nhiều hộ cận nghèo thì đành chịu, vì đi vay rất khó”, anh Phù chia sẻ.

Ông Chấu Seo Xẻng, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bắc Hà cho biết: Hiện nay, với định mức đầu tư hỗ trợ mua gia súc từ Đề án 2086 là thấp. Ví dụ như, việc hỗ trợ mua ngựa sinh sản mức tối đa 15 triệu đồng đối với hộ nghèo và 10 triệu đồng đối với hộ cận nghèo đang là bài toán kinh tế rất khó khăn cho bà con. Hiện nay, để mua được một con ngựa sinh sản bảo đảm yêu cầu thì giá tối thiểu cũng phải 22 - 25 triệu đồng. Trong khi đó, đời sống của đồng bào DTTS rất ít người còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên việc đối ứng là gần như không thể.

“Theo quy định thì không hỗ trợ giống và phân bón mà chỉ hỗ trợ máy móc, nông cụ hỗ trợ sản xuất. Tuy nhiên, các dự án thuộc Chương trình 30a, 135 thời gian qua khi triển khai tại huyện Bắc Hà đồng bào đã được hỗ trợ về máy móc nhiều rồi. Hiện nay, đồng bào rất cần được hỗ trợ giống và phân bón. Việc hỗ trợ này, vừa phù hợp với nhu cầu của đồng bào, vừa tránh lãng phí nguồn lực”, ông Xẻng cho biết.

Cùng chung quan điểm với ông Xẻng, ông Nguyễn Xuân Dậu, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Khương cho rằng, định mức hỗ trợ theo Đề án 2086 hiện nay còn thấp so với thực tế. Chính vì suất đầu tư thấp, nên có trường hợp 2 - 3 hộ góp tiền đối ứng mua chung 1 con bò. Đối với phần hỗ trợ sản xuất, tối đa là 5 triệu đồng/hộ/năm, với mức hỗ trợ này rất khó khăn để lựa chọn danh mục hỗ trợ và hiệu quả hỗ trợ sẽ không cao.

“Để tạo điều kiện cho các hộ đầu tư phát triển sản xuất, đề nghị nâng định mức hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị quyết 12/NQ-HĐND tỉnh Lào Cai. Cụ thể, với hộ nghèo 20 triệu đồng/hộ, hộ cận nghèo 15 triệu đồng/hộ, hộ không nghèo 12 triệu đồng/hộ”, ông Dậu kiến nghị.

Thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án

Qua tìm hiểu thực tế, nhiều cán bộ làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều có nhận xét, Đề án 2086 là một Đề án “mở”. Trung ương chỉ có văn bản chỉ đạo thực hiện, mà chưa có hướng dẫn cụ thể về định mức, tiêu chí. Chính sách “mở” có thuận lợi là, tạo điều kiện cho địa phương linh hoạt khi triển khai vận dụng các cơ chế, chính sách hiện hành về giảm nghèo bền vững, để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, vì không có hướng dẫn cụ thể nên khi triển khai cơ sở có tâm lý lo lắng không dám triển khai, hoặc triển khai chậm vì sợ sai chính sách. Do đó, trong quá trình xây dựng kế hoạch phải xin ý kiến các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương nên dẫn tới tình trạng tiến độ triển khai chậm.

Ngoài ra, Quyết định 2086 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành năm 2016, tuy nhiên, tại Lào Cai đến cuối năm 2018 mới bố trí kinh phí, phải chuyển gộp sang thực hiện vào 2019 nên nhiều nội dung, hạng mục triển khai chậm, không đúng tiến độ

Thời gian tới, Đề án 2086 trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ bước sang giai đoạn 2, với mục tiêu tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hai dân tộc Bố y và Phù Lá. Vì vậy, với những khó khăn, tồn tại nêu trên đòi hỏi các cơ quan làm chính sách cần xem xét điều chỉnh về cơ chế, có hướng dẫn cụ thể, kịp thời để việc thực hiện chính sách sự thống nhất, xuyên suốt, đạt mục tiêu mà Quyết định 2086 đặt ra.

Tin cùng chuyên mục
Ông Trần Đức Nghĩa, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Hà Giang: Kết quả điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS là cơ sở để địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Ông Trần Đức Nghĩa, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Hà Giang: Kết quả điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS là cơ sở để địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Cùng với cả nước từ ngày 1/7 -15/8, tỉnh Hà Giang cũng đã huy động tổng lực thực hiện Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS). Để tìm hiểu thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra đối với sự phát triển của tỉnh Hà Giang, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang.