Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hmong Culture- Yêu văn hóa Mông theo cách người trẻ

Tường An – Ngọc Anh - 08:01, 22/03/2024

Sinh ra và lớn lên trong cái nôi của văn hóa dân tộc, các bạn trẻ nhóm Hmong Culture đã thể hiện tình yêu văn hóa dân tộc bằng nhiều hành động, với mong muốn nét đẹp bản sắc văn hoá dân tộc mình luôn được giữ gìn và phát huy.

Nhóm Hmong Culture trong một sự kiện gần đây. Ảnh: NVCC
Nhóm Hmong Culture trong một sự kiện gần đây. Ảnh: NVCC

Từ tình yêu đến hành động

Dân tộc Mông cư trú và sinh sống ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước, nhưng tập trung chủ yếu là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng và rải rác ở một số tỉnh khác. Dân tộc Mông "sở hữu" nhiều di sản văn hóa vô cùng phong phú. Từ trang phục, ẩm thực cho đến phong tục tín ngưỡng, trong đó âm nhạc – nhạc cụ rất đa dạng, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần tình cảm của đồng bào dân tộc Mông.

Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của văn hóa dân tộc Mông, nhiều bạn trẻ người Mông có chung một niềm đam mê tiếng hát, điệu múa đặc trưng của dân tộc đã thành lập ra nhóm Hmong Culture, mong muốn nét đẹp bản sắc văn hoá dân tộc mình luôn được giữ gìn và phát huy trong đời sống cộng đồng, nơi đô thị phồn hoa...

Các bạn nữ dân tộc Mông xinh xắn trong trang phục dân tộc: Ảnh NA
Các bạn nữ dân tộc Mông xinh xắn trong trang phục dân tộc: Ảnh NA

Hmong Culture được thành lập tháng 9 năm 2022, với 6 thành viên, đến nay đã có 14 thành viên. Các bạn đều là sinh viên dân tộc Mông đến từ các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La. Ban đầu nhóm đã hoạt động bằng cách vừa đi lưu diễn nghệ thuật Mông thông qua điệu múa, hát, chơi nhạc cụ,...; tổ chức nhiều hoạt động phong phú để giữ gìn tiếng nói, chữ viết, trang phục, để cùng gìn giữ, lan tỏa nét đẹp bản sắc văn hóa.

Nhóm tham gia biểu diễn trong sự kiện “Tết mông xuống phố”. Ảnh: NVCC
Nhóm tham gia biểu diễn trong sự kiện “Tết Mông xuống phố”. Ảnh: NVCC

Ngoài những hoạt động giữ gìn bản sắc, các thành viên có thêm cơ hội để giao lưu, học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong học tập, cuộc sống để thêm gắn kết cộng đồng. Đặc biệt, các em tiếp cận với giới trẻ bằng mạng xã hội như, lập page chia sẻ về văn hóa, tổ chức các sự kiện múa hát về văn hóa người Mông.

Ban đầu vì có thế mạnh về hát và hiểu biết về nhạc cụ, nhóm Hmong Culture đã tổ chức các sự kiện như: Talkshow "Dân ca nhạc cụ trong tôi"; Tham gia cùng dự án âm nhạc Thanh Cảnh với tác phẩm "NGUỒN" để đưa âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc đương đại; Showcase “Bên bờ hỗn độn” và gần đây nhất là mở "Triển lãm nhạc cụ - Workshop âm nhạc dân tộc Mông trong thế giới đương đại".

 Tại mỗi sự kiện, nhóm Hmong Culture luôn dành thời gian để chuẩn bị chu đáo với mong muốn khách tham dự được trải nghiệm và hiểu rõ hơn về văn hóa dân tộc Mông.

Hai thành viên của nhóm trình diễn trong một sự kiện nhóm tổ chức: Ảnh: NVCC
Hai thành viên của nhóm trình diễn trong một sự kiện nhóm tổ chức: Ảnh: NVCC

Để văn hóa Mông còn mãi

“Văn hoá người Mông là một quyển sách không có trang cuối vì thế chúng mình cũng chưa hiểu hết về văn hoá người Mông. Chúng mình phải vừa làm vừa tìm hiểu qua các nghệ nhân người Mông để lấy thông tin chính xác nhất.”,  Sùng Mí Say (thành viên nhóm Hmong Culture) chia sẻ.

Mặc dù, hoạt động của nhóm gặp không ít khó khăn do không có kinh phí, tuy nhiên, với tình yêu lớn dành cho các di sản văn hóa của dân tộc, các thành viên Hmong Culture dồn tâm huyết cho đam mê, đến nay, các bạn trẻ này đã có gần 2 năm gắn bó, trở thành những bạn đồng hành thân thiết tại các buổi biểu diễn trong các lễ hội, sự kiện lớn ở địa phương và ngoài tỉnh. Ngoài tham gia những sự kiện ngoài, nhóm Hmong Culture cũng đã đặt ra mục tiêu, mỗi quý tổ chức ít nhất một sự kiện về văn hóa Mông.

Đặc biệt, trong thời gian sắp tới, nhóm đã lên kế hoạch tham gia đóng góp tư liệu vào "Di sản kết nối" (đây là một phần của dự án Di sản kết nối, do Hội đồng Anh Việt Nam thực hiện từ năm 2018, nhằm tạo ra cơ hội để cộng đồng trực tiếp đóng góp và hưởng lợi từ việc bảo tồn di sản văn hóa); tổ chức thêm nhiều buổi trình diễn các tác phẩm của những thành viên trong nhóm.

Các sự kiện của nhóm Hmong Culture đều có đông người tham dự. Ảnh: NVCC
Các sự kiện của nhóm Hmong Culture đều có đông người tham dự. Ảnh: NVCC

Trong tương lai dù cho trắc trở, thì ngọn lửa đam mê của Hmong Culture vẫn luôn cháy bỏng. Đối với các thành viên Hmong Culture, có tình yêu thì sẽ có động lực và tinh thần để cống hiến. Các bạn cũng nhìn nhận được, cần có sự phát triển và kết hợp giữ những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại để dễ dàng lan tỏa được văn hóa dân tộc đến với công chúng trong nước, rộng hơn là ra toàn thế giới; và việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, cũng còn là cách để các em khởi nghiệp, mưu sinh khả thi...

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.