Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sắc màu văn hóa Mông giữa Thủ đô

PV - 09:17, 22/05/2019

Lần đầu tiên, công chúng Thủ đô Hà Nội đã được trải nghiệm những sắc màu văn hóa đặc trưng, độc đáo của đồng bào dân tộc Mông vùng cao Yên Bái qua sự kiện “Giới thiệu sắc màu dân tộc Mông, Yên Bái”. Sự kiện do UBND tỉnh Yên Bái phối hợp UBNDTP. Hà Nội tổ chức nhằm quảng bá, tôn vinh các di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Yên Bái, đồng thời tạo ra sự kết nối phát triển du lịch cho địa phương.

Tiết mục thổi khèn với ca khúc “Hữu khúc triền non” tại sự kiện văn hóa. Tiết mục thổi khèn với ca khúc “Hữu khúc triền non” tại sự kiện văn hóa.

Đến với sự kiện “Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” diễn ra giữa lòng Thủ đô Hà Nội từ ngày18-19/5 với nhiều hoạt động văn hóa như: Chương trình nghệ thuật do đồng bào dân tộc Mông biểu diễn; Triển lãm ảnh nghệ thuật giới thiệu danh lam thắng cảnh, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông; Tái hiện không gian chợ quê của người Mông; Trưng bày, bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Đi vòng quanh sự kiện đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh đồng bào Mông thật thà, thân thiện trong trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu của dân tộc. Họ vui vẻ, phấn khởi giới thiệu về các sản phẩm đặc trưng của dân tộc hay hướng dẫn công chúng về cách thổi khèn và thậm chí là cùng công chúng chơi ném pao, giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở địa phương mình thông qua các bức tranh đang được trưng bày triển lãm.

Không chỉ riêng gì cá nhân tôi, công chúng khi đến với sự kiện “Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” cũng rất quan tâm, chăm chú, hứng khởi với các nét văn hóa đặc sắc, các phong tục tập quán, các trò chơi dân gian được đồng bào tái hiện tại chương trình.

Là một người khá đứng tuổi, bác Bạch Ngọc Châu (82 tuổi), ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, chia sẻ: Cảm nhận đầu tiên của tôi là thấy được cái lạ và độc đáo trong văn hóa của đồng bào Mông cùng với sự thật thà, thân thiện trong con người họ. Đây là một sự kiện rất ý nghĩa bởi nó không chỉ giới thiệu được các giá trị văn hóa của dân tộc Mông mà còn giúp người miền xuôi hiểu được văn hóa của các đồng bào ở miền núi. Từ đó rút ngắn khoảng cách, xích lại gần nhau hơn trong suy nghĩ. Và theo tôi, những chương trình như vậy nên tổ chức nhiều hơn nữa.

Mỗi hoạt động được diễn ra tại sự kiện “Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” đều mang một nét giá trị văn hóa riêng. Do đó, ngoài giới thiệu được các giá trị văn hóa của dân tộc Mông Yên Bái đến với công chúng, sự kiện còn tạo ra được sự lan tỏa mạnh mẽ đến công chúng.

Tại sự kiện, bạn Lò Thị Chiêm (1996), dân tộc Giáy, ở Lai Châu, sinh viên đã tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), chia sẻ: Tôi đến với sự kiện này là một sự tình cờ khi đi dạo cùng bạn bè trên phố đi bộ. Tôi nghĩ rằng đây là một hoạt động rất có ý nghĩa. Bản thân là người DTTS, tôi tự thấy mình cũng cần có trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình. Lần này về, tôi cũng sẽ có ý kiến với tổ dân phố về việc tổ chức khôi phục lại những nét văn hóa của dân tộc Giáy đã dần mai một.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, nhấn mạnh: Thông qua sự kiện này, chúng tôi mong muốn giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước; góp phần tăng thêm niềm tin, tự hào cho đồng bào Mông trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, Mông gắn kết phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.