Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người DTTS tỉnh ở Lào Cai: Thân thương hai tiếng “Đồng bào” (Bài 3)

Hữu Trung - Phương Hiền - 19:05, 22/11/2023

Việc cải thiện chất lượng sống, điều kiện y tế của đồng bào DTTS ở vùng cao là một trong những mục tiêu được quan tâm tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Nỗ lực cải thiện điều kiện y tế

Lào Cai là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, chiếm 66,2% dân số. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh có 138 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có 66 xã, phường, thị trấn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, 4 xã khu vực II và 68 xã khu vực I, có 605 thôn đặc biệt khó khăn. Đồng bào các DTTS sinh sống tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn.

Các y, bác sĩ, cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn khám sàng lọc bệnh cho người dân xã Thẳm Dương
Các y, bác sĩ, cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn khám sàng lọc bệnh cho người dân xã Thẳm Dương

Nhờ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 và các chương trình đầu tư khác cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, tới nay cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông. Tỷ lệ hộ dân người DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 95,7%...

Về y tế, tỷ lệ trạm y tế được xây dựng kiên cố đạt 100%; tỷ lệ che phủ BHYT bình quân đạt 85,3%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) còn 28,6%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) còn 16,7%.

Việc cải thiện chất lượng sống, điều kiện y tế của đồng bào DTTS ở vùng cao là một trong những mục tiêu được quan tâm tại Chương trình MTQG 1719, do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đây là một chương trình dành riêng cho vùng đồng bào DTTS,với nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần. Chương trình nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong đó, chương trình có dự án 7 nhằm cải thiện sức khỏe của người DTTS về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Mục tiêu của chương trình đến năm 2025 là 90% phụ nữ mang thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế/có sự trợ giúp của cán bộ y tế, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm dưới 5%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi dưới 27%; giảm tỷ số tử vong mẹ tại khu vực miền núi xuống còn 50 ca trên 100.000 trẻ đẻ sống; giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi khu vực miền núi xuống còn 17‰.

Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai khám sàng lọc, đo huyết áp cho người dân địa bàn huyện Tân Uyên
Các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai khám sàng lọc, đo huyết áp cho người dân địa bàn huyện Tân Uyên

Thân thương hai tiếng đồng bào

Cuối tháng 10 vừa qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức đoàn công tác tới khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà và giao lưu văn nghệ với bà con huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Tại chương trình, Đoàn công tác tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho gần 3.500 người là đối tượng chính sách, người mắc bệnh, người cao tuổi, hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh tại 3 xã Trịnh Tường, Cốc Mỳ, Nậm Chạc. Đoàn công tác cũng phối hợp với y tế địa phương tổ chức tuyên truyền vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh cho Nhân dân tại các địa bàn.

Gs.Ts. Lâm Khánh - Trưởng đoàn Công tác chia sẻ, đây là chương trình công tác hàng năm của bệnh viện, nhằm đưa dịch vụ y tế tới với đồng bào ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, những nơi liên quan đến an ninh quốc gia mà người dân không có điều kiện tiếp cận đầy đủ với dịch vụ y tế.

Bên cạnh việc đưa dịch vụ y tế mang tính sàng lọc, tổng quát đến với bà con vùng sâu vùng xa, các y bác sĩ đã cảnh báo bà con những trường hợp sức khỏe gặp vấn đề nguy hiểm cần đến bệnh viện để điều trị. Đồng thời, đoàn cũng tuyên truyền tới bà con vùng cao cách chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để phát triển thể chất, hạn chế mầm bệnh…

Nhằm chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong các bệnh về chuyển hóa, trước đó Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Tân Uyên tiến hành khám miễn phí bệnh lý tuyến giáp cho hàng trăm người dân thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Theo đó, các bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai đã khám bệnh cho hàng trăm người dân trên địa bàn huyện. Các bác sĩ đã trực tiếp khám lâm sàng, siêu âm tuyến giáp, chẩn đoán bệnh, khám sàng lọc về tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt hằng ngày; tư vấn cho người dân về vai trò của iốt trong phòng bệnh tuyến giáp. Người khám được tư vấn thay đổi tích cực lối sống, thói quen ăn uống để phòng bệnh. Các dấu hiệu sớm bệnh lý tuyến giáp để có thể khám và điều trị kịp thời.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức Đoàn công tác tới khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà và giao lưu văn nghệ với bà con huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức Đoàn công tác tới khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà và giao lưu văn nghệ với bà con huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Trước đó, ngày 13/7, Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn đã phối hợp với UBND xã Thẳm Dương (Văn Bàn) tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho 33 người dân là đồng bào dân tộc Dao có hoàn cảnh khó khăn tại nhóm hộ Nậm Hày, thôn Thẳm Con, xã Thẳm Dương.

Người dân đã được y, bác sĩ tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, đo huyết áp, khám tổng quát, khám sàng lọc một số bệnh về tiêu hóa và tiết niệu, tim mạch, tuyến giáp… Ngoài ra, bà con còn được tư vấn về dinh dưỡng và tự chăm sóc một số bệnh thường gặp, tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ; hướng dẫn cách ăn ở hợp vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa các loại dịch bệnh dễ xảy ra để mọi người có thể tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đây là hoạt động ý nghĩa, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng. Chương trình cũng mang lại hiệu quả tích cực, góp phần chung tay cùng cộng đồng chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là những người DTTS có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Văn Bàn nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Những hoạt động này xuất phát chính từ sự thiêng liêng của hai tiếng Đồng bào!

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.