Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hậu Giang: Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của nền kinh tế

N. Tâm - 10:19, 20/05/2023

Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023 đã diễn ra nhiều Hội thảo quan trọng liên quan đến nội dung chuyển đổi số như: Hội thảo Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hội thảo Giải pháp Chuyển đổi số thúc đẩy chính quyền số, hành chính công và đô thị thông minh; Hội thảo Xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghệ số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Qua đó, giới thiệu những giải pháp, sản phẩm tối ưu, mang đến cơ hội khám phá các mô hình chuyển đổi số đã được triển khai thành công trong thực tiễn; đồng thời để các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đến các Khu Công nghệ thông tin, Khu Công nghệ số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và ĐBSCL có thể tham gia.

Nhiều giải pháp thông minh được chọn thuyết trình tại Hội thảo
Nhiều giải pháp thông minh được chọn thuyết trình tại Hội thảo

Xây dựng chính quyền s 

Ngày 2/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã ban hành Nghị Quyết số 02-NQ/TU về xây dựng Chính quyền điện tử chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2023, đến nay, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào vận hành hiệu quả các nền tảng dùng chung thiết yếu, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh, Ứng dụng di động Hậu Giang (Hau Giang App) được nhiều người dân sử dụng và đánh giá cao.

Tỉnh đã thành lập hơn 600 Tổ Công nghệ số cộng đồng tại tất cả các ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh với hơn 4.000 thành viên tham gia để hỗ trợ cho người dân tham gia chuyển đổi số. Đặc biệt, tỉnh đã thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang, với quy mô 28,5 ha…

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, với nền tảng công nghệ số, hầu hết mọi hoạt động của cơ các quan, các cấp, các ngành đều ứng dụng công nghệ thông tin để vận hành. Qua đó, tăng cường sự tương tác, kết nối chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước với nhau, và giữa nhà nước với doanh nghiệp, người dân. Việc triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” và các chương trình, nghị quyết khác giúp phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang: Chỉ số cải cách hành chính, cải thiện đầu tư của tỉnh liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2022 chỉ số CCHC (Parindex) tăng 7 bậc, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 26 bậc, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố. Triển khai chính quyền điện tử, kinh tế số, xã hội số có nhiều chuyển biến tích cực...Đặc biệt, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư. Qua đó, uy tín, hình ảnh của Hậu Giang tiếp tục được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Riêng trong quý I năm 2023, kinh tế tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, với mức tăng trưởng là 12,67%; đây cũng là lần đầu tiên tăng trưởng quý của Hậu Giang đạt mức cao nhất cả nước.

" Thông qua Hội thảo lần này, cũng sẽ là cơ hội để Hậu Giang gửi thông điệp “Đổi mới, đột phá, quyết tâm và khát vọng” đến các tổ chức, cá nhân có ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thực hiện tại Hậu Giang - một vùng đất giàu tiềm năng, nhiều cơ hội, hội tụ các điều kiện thuận lợi để đầu tư. Trong thời gian tới, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh chắc chắn có sự phát triển khởi sắc, vượt bậc, xứng đáng với những tiềm năng, lợi thế của địa phương”, Phó Chủ tịch tỉnh Trương Cảnh Tuyên nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tiên phát biểu tại Hội thảo Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại Hội thảo Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Niềm tin lớn cho nhà đầu tư

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước có 7 Khu Công nghệ thông tin đã thành lập, trong đó hoạt động hiệu quả, phải kể đến Công viên Phần mềm Quang Trung (TP. HCM), Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu CNTT tập trung Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng), Khu Công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy (Hà Nội), Khu phức hợp Văn phòng FPT. Ngoài ra, 2 khu đã thành lập nhưng chưa hoạt động là Khu CNTT tập trung Cần Thơ (20ha), kỳ vọng là kết nối và khởi đầu của khu vực ĐBSCL; Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (43ha), 2 khu này đều vướng vấn đề về đất đai, một vấn đề rất khó khăn khi đầu tư nên chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, có 2 khu khác đã được bổ sung quy hoạch đang trong quá trình thực hiện quy trình thủ tục thành lập với quy mô mỗi khu lên đến 200ha.

Chia sẻ tại Hội thảo Xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghệ số khu vực ĐBSCL, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, tuy Hậu Giang còn khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng, nguồn lực đầu tư cũng như việc đáp ứng các tiêu chí để thành lập Khu công nghệ số hoặc Khu Công nghệ thông tin, nhưng tỉnh rất chú trọng đến công nghệ nói chung và chuyển đổi số nói riêng. Đây là lần thứ 2, Hậu Giang phối hợp cùng Hội Tin học TP Hồ Chí Minh tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số, chính việc tìm cơ hội và tạo ra cơ hội hợp tác thông qua những hoạt động này cũng như nhiều hoạt động phối hợp, xúc tiến khác sẽ tạo cho Hậu Giang những bước đi chắc chắn ở lĩnh vực này.

Theo ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung chia sẻ, Hậu Giang là tỉnh giáp ranh nhiều tỉnh, thành có nhân lực trẻ, dồi dào; hệ thống cao tốc khi xây dựng xong được kỳ vọng sẽ kết nối với nhiều đô thị lớn và từ TP Hồ Chí Minh về đây sẽ không còn quá xa. Tất nhiên khó khăn trước mắt thì không ít, nhưng chính sự vào cuộc quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang sẽ là niềm tin lớn cho nhà đầu tư.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.