Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hậu Giang: Công nhận 20 bài dự thi vào Vòng chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp tỉnh lần thứ III năm 2023

N.Tâm - 18:32, 19/05/2023

Nằm trong chuỗi hoạt động Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023, sáng 19/5, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang đã diễn ra Hội thảo Kết nối cung - cầu công nghệ, khảo sát mức độ sẵn sàng đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp và công bố kết quả Vòng bán kết Cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang năm 2023.

Bà Võ Thị Mỹ Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang phát biểu chào mừng Hội thảo Kết nối cung - cầu công nghệ, khảo sát mức độ sẵn sàng đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp
Bà Võ Thị Mỹ Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang phát biểu chào mừng Hội thảo Kết nối cung - cầu công nghệ, khảo sát mức độ sẵn sàng đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp

Năm 2022, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện hoàn thành 18/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trong đó có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 5 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Kinh tế - xã hội tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng kinh tế đạt 13,94% tăng hơn 30 bậc so với năm 2021. Thu ngân sách đạt kết quả ấn tượng, lần đầu tiên thu trên 6.000 tỷ đồng, tăng cao hơn 1.000 tỷ so với năm 2021, vượt trên 30% kế hoạch Trung ương giao. Các Chỉ số cải cách hành chính, cải thiện đầu tư tăng qua hàng năm, triển khai chính quyền điện tử, kinh tế số, xã hội số có nhiều chuyển biến tích cực, quốc phòng giữ vững, an ninh trật tự được bảo đảm, công tác an sinh xã hội được quan tâm.

Đặc biệt là, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư. Qua đó, uy tín hình ảnh của Hậu Giang được nâng lên, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho sự phát triển và bền vững của tỉnh Hậu Giang. Riêng trong quý I/2023, kinh tế tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao và đạt kết quả tích cực. Theo đánh giá, tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang là 12,67%, đây là lần đầu tiên tăng trưởng quý đạt mức cao nhất cả nước và đến nay các chỉ tiêu đề tăng so cùng kỳ năm trước.

Hơn 200 địa biểu tham dự Hội thảo Kết nối cung - cầu công nghệ, khảo sát mức độ sẵn sàng đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp
Hơn 200 địa biểu tham dự Hội thảo Kết nối cung - cầu công nghệ, khảo sát mức độ sẵn sàng đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp

Phát biểu chào mừng tại Hội thảo Kết nối cung - cầu công nghệ, khảo sát mức độ sẵn sàng đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp và công bố kết quả Vòng bán kết Cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang năm 2023, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang Võ Thị Mỹ Trang cho biết: “Hội thảo Kết nối cung - cầu công nghệ, khảo sát mức độ sẵn sàng đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp và công bố kết quả vòng bán kết Cuộc khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang năm 2023 sẽ thúc đẩy hoạt động kết nối cung cầu công nghệ, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành khác trên cả nước, góp phần nâng cao trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh".

Nhiều sản phẩm OCOP. tham gia cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang lần thứ III
Nhiều sản phẩm OCOP tham gia Cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang lần thứ III

Tại Hội thảo, Ban Tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang đã công bố kết quả Vòng bán kết Cuộc thi và công nhận 20 bài dự thi vào Chung kết Cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang lần thứ III.

Sáng cùng ngày, cũng diễn ra Hội thảo Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và Hội thảo Chuyển đổi số nâng cao công tác quản lý và chất lượng giảng dạy.

20 bài dự thi vào Chung kết Cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Hậu Giang năm 2023

Sản xuất thịt thực vật từ Mít (Tp. Ngã Bảy); Chế biến đa dạng sản phẩm từ quả giác (huyện Châu Thành A); Gậy thông minh - Giải pháp hoàn hảo cho người cao tuổi (huyện Phụng Hiệp); HTX Tân Long - Nâng tầm thương hiệu Gạo Việt (huyện Vị Thủy); Sản xuất rau mầm khí canh không giá thể, tận dụng phụ phẩm rau mầm nuôi vịt xiêm trên sàn, nâng tầm chất lượng vịt xiêm Nam Bộ tại Hậu Giang (huyện Phụng Hiệp); Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp kinh tế tuần hoàn “Nấm rơm - trùn quế - bò - thủy sản - gia cầm - phân hữu cơ - rau xanh” (huyện Phụng Hiệp);

Bánh PiZZa, Hamburger, bánh mì ngọt/mặn (Tp. Vị Thanh); Mô hình nông nghiệp (du lịch xanh) đạt chuẩn OCOP (huyện Châu Thành A); Dầu gội dược liệu N22 (huyện Vị Thủy); Mô hình sản xuất và kinh doanh hoa sáp (hoa út nhi) của huyện Châu Thành; Kết hợp trưng bày các sản phẩm lục bình với địa điểm du lịch và trải nghiệm thực tế (huyện Châu Thành); Bánh khóm (Tp. Vị Thanh), Sản xuất mít sấy ép chân không (Tp. Vị Thanh); Nghiên cứu kỹ thuật trích tinh dầu chanh và bảo quản nước cốt chanh canh tác tại Hậu Giang (thị xã Long Mỹ); Mô hình trồng “Đông trùng hạ thảo” (huyện Vị Thủy); Mô hình sản xuất mãng cầu xiêm theo hướng GlobalGAP cung cấp sản phẩm nguyên liệu (huyện Phụng Hiệp); Cà phê Dừa (huyện Châu Thành A); Đa dạng hóa các sản phẩm từ mít (huyện Châu Thành); Nuôi ếch - Dế thương phẩm (huyện Châu Thành); Khô lươn một nắng Thuận Phát (huyện Long Mỹ).

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.