Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang: Sản lượng và giá gừng Suôi Thầu đang bị giảm sút

Trần Kiều - 16:05, 12/11/2021

Do ảnh hưởng của thời tiết và dịch Covid-19, năm nay, sản lượng và giá thu mua gừng Suôi Thầu giảm sút đáng kể. Chính quyền địa phương đang lên phương án nhằm hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, giúp bà con có thu nhập ổn định hơn.

Trồng gừng giúp bà con Suôi Thầu có cuộc sống khấm khá hơn. Ảnh: Trọng Toan
Gừng được xem là cây trồng chủ lực để giúp bà con Suôi Thầu có cuộc sống khấm khá hơn. Ảnh: Trọng Toan

Với khí hậu mát lạnh quanh năm và chất đất tốt, thôn Suôi Thầu, thuộc thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần (Hà Giang) được biết đến là vùng đất phù hợp các loại cây trồng giá trị cao như mía, mận, và đặc biệt là gừng. 

Từ nhiều năm trở lại đây, gừng được bà con dân tộc Mông sinh sống ở địa phương trồng nhiều và trở thành loại cây trồng chủ lực, có mức tiêu thụ tương đối ổn định trên thị trường. Nhờ loại cây trồng này mà nhiều năm nay, đời sống của bà con dần khấm khá hơn.

Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong quá trình canh tác, nên sản lượng gừng Suôi Thầu đang ngày càng sụt giảm. Bên cạnh đó, giá bán cũng còn phụ thuộc nhiều vào thương lái. Qua tìm hiểu, năm nay, ngay từ cuối tháng 2, gừng đã được bà con gieo trồng với tổng diện tích với khoảng hơn 40ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh, quá trình chăm bón trên nhiều diện tích gừng bị ảnh hưởng đã khiến sản lượng giảm và giá bán đều không bằng năm ngoái.

Anh Sùng Văn Sinh (SN 1974), Trưởng thôn Suôi Thầu, là một trong số nhiều người có diện tích đất trồng gừng lớn nhất tại địa phương. Hiện, anh Sinh đã mở rộng diện tích đất trồng gừng của hộ gia đình lên 2ha.

 Anh Sinh cho biết, mặc dù gừng là loại cây gia vị và cũng là vị thuốc trong Đông y có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, được dùng thường xuyên trong các gia đình. Cây gừng trồng khá dễ, ít sâu bệnh lại không tốn nhiều công chăm sóc như các loại cây rau màu khác. Tuy nhiên, năm nay sản lượng, giá gừng đều sụt giảm. Năm 2020, các thương lái vào tận nơi thu mua, với mức giá giá khá cao từ 12.000 - 16.000 đồng/kg. Còn năm nay, thương lái thu mua nhỏ lẻ, giá bán cũng chỉ được 7.000 - 10.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Cốc Pài cho biết: Thời điểm từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, bà con Suôi Thầu sẽ tiến hành thu hoạch gừng để bán. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm nay, việc thu mua của thương lái cũng hạn chế nên giá mua cao nhất cũng chỉ được 10.000 đồng/kg.

Theo Chủ tịch thị trấn Nguyễn Anh Tuấn, hiện nay, chính quyền địa phương cũng đang chủ động triển khai các giải pháp để giúp người nông dân, như kết nối với các đơn vị thu mua từ dưới xuôi để có được giá bán tốt hơn. "Về lâu dài, địa phương sẽ hướng tới việc kêu gọi đầu tư, liên kết nâng cao giá trị cây gừng, từ việc chế biến tại chỗ các sản phẩm như: gừng sấy khô, tinh dầu gừng, mứt gừng..., giúp cho người trồng gừng có thêm cơ hội về đầu ra, giúp bà con an tâm đầu tư chăm sóc cho cây gừng".

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.