Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang: Một trẻ tử vong, chuyển 3 trẻ về Bệnh viện Nhi Trung ương do ngộ độc quả hồng châu

T.Hợp - 18:38, 02/08/2023

Trong 2 ngày 31/7-1/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã tiếp nhận 11 trẻ từ 3 đến 12 tuổi bị ngộ độc do ăn quả hồng châu. Trẻ bị ngộ độc đều là người dân tộc thiểu số ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng và thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo. Mặc dù được điều trị tích cực nhưng vì nhiễm độc quá nặng nên đến khoảng gần 20 giờ ngày 1/8, cháu S.T.M (9 tuổi, ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn) đã tử vong. Cũng trong chiều tối 1/8, sau khi hội chẩn, Bệnh viện đã chuyển 3 cháu về Bệnh viện Nhi Trung ương.


Quả hồng châu khi chín có màu tím trông bắt mắt nên nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa không biết là quả độc thường hái ăn.
Quả hồng châu khi chín có màu tím trông bắt mắt nên nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa không biết là quả độc thường hái ăn.

Theo gia đình nạn nhân, vào dịp nghỉ hè không phải đi học, con em các gia đình đi cắt cỏ cho gia súc xong rồi rủ nhau đi hái quả hồng châu ăn. Đến cuối buổi chiều 31/7, tất cả 11 trẻ ở 2 thôn sau khi ăn quả hồng châu đều xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn và đã được đưa đến cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn.

Sau khi tiếp nhận 11 nạn nhân, Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn cấp cứu, xử trí bằng phương pháp thải độc, gây nôn, truyền dịch, lợi tiểu. Sau nhiều giờ điều trị tích cực, đến đầu giờ chiều 1/8, tình trạng của 6/11 trẻ đã tạm thời ổn định, chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, có 5 trẻ được các y, bác sĩ Bệnh viện chẩn đoán suy đa phủ tạng và chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang điều trị.

Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đang điều trị cho 3 cháu gồm: Giàng Thị Mỷ (12 tuổi, ở thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo); Lầu Mí Nô (7 tuổi, ở thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo) và Sùng Thị Máy (7 tuổi, ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn).

Đánh giá về sức khỏe của 3 bệnh nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Quốc Dũng cho biết, các cháu vào viện trong tình trạng ngộ độc nặng, gây tình trạng rối loạn chuyển hóa, lúc mơ, lúc tỉnh, hô hấp kém, đau đầu, đau bụng, tổn thương thị giác… Sau nhiều giờ điều trị tích cực, hiện tình trạng của các cháu đã tạm thời ổn định, tỉnh táo, bớt buồn nôn, nôn, đau đầu, thị giác được cải thiện.

Các cháu bị ngộ độc là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã huy động các tổ chức, cá nhân... hỗ trợ thuốc, quần áo, thức ăn và hỗ trợ xe đưa cháu tử vong về quê, đồng thời chuyển 3 cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trước đó liên tiếp trong 2 ngày 31/7 và 1/8, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận 11 trẻ, độ tuổi từ 3 -12 tuổi bị ngộ độc do ăn quả hồng châu. Các cháu này ở thôn Chua Só, xã Tả Lủng và thôn Hồng Ngài, xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn. Theo gia đình nạn nhân, vào dịp nghỉ hè, các cháu đi cắt cỏ cho gia súc, rồi rủ nhau hái quả hồng châu ăn. Sau khi ăn các cháu đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn.

Hồng châu mọc ở khu vực núi đá thuộc dạng cây leo. Ở huyện Đồng Văn, cây hồng châu thường mọc tại các xã Tả Lủng, Tả Phìn, Lũng Táo, Ma Lé và thị trấn Đồng Văn. Quả hồng châu tròn, to gần bằng quả trứng gà, khi chín quả có màu tím (trông giống nhưng nhỏ hơn quả vú sữa của miền Nam) và thường chín rộ từ tháng 6 - 8. Hồng châu là loại quả rất độc, khi ăn phải sẽ bị suy hô hấp, trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng là chủ yếu.

Để tránh những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không ăn các loại cây, củ, quả lạ mọc trong rừng, trong đó có quả hồng châu để phòng ngừa ngộ độc có thể dẫn đến tử vong. Khi thấy trong người xuất hiện các các triệu chứng ngộ độc cần đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ở huyện Đồng Văn, cây hồng châu thường mọc tại địa bàn các xã Tả Lủng, Tả Phìn, Lũng Táo, Ma Lé và thị trấn Đồng Văn. Quả hồng châu chín rộ vào các tháng 6, 7, 8 hằng năm. Đây cũng là dịp nghỉ hè của học sinh nên thường ghi nhận nhiều vụ ngộ độc do trẻ ăn phải quả hồng châu. Nạn nhân chủ yếu là trẻ em có độ tuổi từ 5 - 12 tuổi.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.