Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lạng Sơn: 3 bệnh nhân nguy kịch do ăn sâu ban miêu

Thiên An - 16:00, 26/05/2023

Ngày 26/5, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 3 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau nhiều ở vùng hạ vị, hai bên thắt lưng, nôn khan và phồng rộp niêm mạc vùng lưỡi.

Đây là loại sâu Ban Miêu khiến 3 bệnh nhân bị ngộ độc
Đây là loại sâu ban miêu khiến 3 bệnh nhân bị ngộ độc

3 bệnh nhân gồm: N.V.C (35 tuổi) ở xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, N.N.K (38 tuổi) và P.N.H (42 tuổi) cùng trú tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Trước đó, các bệnh nhân đã cùng ăn một lại côn trùng không rõ tên. Sau khi ăn, 3 bệnh nhân đều xuất hiện các dấu hiệu trên và được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, cùng với nhận dạng con côn trùng người nhà bệnh nhân mang đến, các bác sĩ chẩn đoán 3 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn sâu ban miêu, dẫn tới suy đa tạng. Ngay lập tức các bệnh nhân được xử trí theo phác đồ ngộ độc của Bộ Y tế.

Cùng đó, các bác sĩ tại BVĐK tỉnh đã hội chẩn trực tiếp với các chuyên gia Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai và thống nhất chuyển 3 bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai để điều trị tiếp.

Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, BVĐK tỉnh Lạng Sơn, ngộ độc sâu ban miêu tuy gặp không nhiều nhưng rất nặng nề, tỷ lệ tử vong rất cao. Độc tố của sâu ban miêu là Cantharidin rất độc, gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể từ dạ dày, ruột cho đến cơ, gan, thận…

Hiện nay, trên thế giới chưa có phác đồ điều trị hiệu quả, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu Ban Miêu đều dẫn đến tử vong.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo: Côn trùng có nhiều loài khác nhau, trong đó nhiều loài có chất độc. Trên thực tế, có rất ít loài côn trùng được khoa học chứng minh là an toàn để sử dụng. Do vậy, để phòng tránh ngộ độc, bên cạnh một vài dạng sâu đã được biết rõ ràng có thể dùng làm thực phẩm, thì người dân tuyệt đối không được sử dụng các loại côn trùng, sâu bọ làm thực phẩm hoặc làm thuốc để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.