Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Guồng nước trên vùng cao Tây Bắc

Văn Hoa - Văn Đạt - 09:46, 11/05/2022

Ngược lên miền Tây Bắc, hình ảnh những chiếc guồng nước (cọn nước) dọc hai bên suối đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Thái nơi đây. Guồng nước không chỉ đơn thuần là công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng cao mà nay còn là một điểm đến đặc biệt cho khách du lịch khi đến với Tây Bắc.

Guồng nước thường được sử dụng ở suối, nơi có dòng chảy thấp so với ruộng canh tác. Và được làm hoàn toàn thủ công, tận dụng những vật liệu có sẵn từ tự nhiên như tre, nứa, gỗ
Guồng nước thường được sử dụng ở suối, nơi có dòng chảy thấp so với ruộng canh tác. Và được làm hoàn toàn thủ công, tận dụng những vật liệu có sẵn từ tự nhiên như tre, nứa, gỗ
Trục quay là trái tim của guồng nước, nên nguyên liệu làm phải từ cây gỗ thẳng nhẹ, chắc chắn, có khả năng chịu mài mòn và chịu nước cao. Những chiếc guồng được cấu tạo giống như bánh xe đạp khổng đồ và có đường kính từ 5 đến 10m
Trục quay là "trái tim" của guồng nước, nên nguyên liệu làm phải từ cây gỗ thẳng nhẹ, chắc chắn, có khả năng chịu mài mòn và chịu nước cao. Những chiếc guồng được cấu tạo giống như bánh xe đạp khổng đồ và có đường kính từ 5 đến 10m
Thông thường mỗi chiếc guồng nước có tuổi đời từ 2 đến 3 năm. Nhưng sau mỗi mùa mưa lũ, nhiều chiếc bị cuốn trôi hoặc hỏng hóc, người dân lại cùng nhau sửa chữa để kịp cho mùa vụ. Từ đó, guồng nước không chỉ đơn thuần là công cụ lao động sản xuất mà còn là công trình nghệ thuật mang đậm dấu ấn cộng đồng
Thông thường mỗi chiếc guồng nước có tuổi đời từ 2 đến 3 năm. Nhưng sau mỗi mùa mưa lũ, nhiều chiếc bị cuốn trôi hoặc hỏng hóc, người dân lại cùng nhau sửa chữa để kịp cho mùa vụ. Từ đó, guồng nước không chỉ đơn thuần là công cụ lao động sản xuất mà còn là công trình nghệ thuật mang đậm dấu ấn cộng đồng
Không chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp, những chiếc guồng nước còn tô điểm vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc. Đây là công trình thủy lợi độc đáo, không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo tuyệt vời của người dân vùng cao mà còn là điểm đến check-in chụp ảnh, thu hút đông đảo khách du lịch
Không chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp, những chiếc guồng nước còn tô điểm vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc. Đây là công trình thủy lợi độc đáo, không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo tuyệt vời của người dân vùng cao mà còn là điểm đến check-in chụp ảnh, thu hút đông đảo khách du lịch
Ngay cả các bạn trẻ người Thái. Guồng nước cũng là một địa điểm yêu thích. Nhiều bạn trẻ trong trang phục dân tộc đã đến đây để chụp những bức ảnh làm kỷ niệm
Nhiều bạn trẻ trong trang phục dân tộc đã đến đây để chụp những bức ảnh làm kỷ niệm
Bạn Lò Thị Nga (22 tuổi, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, Điện Biên) cho biết: “Tôi thực sự ấn tượng với guồng nước ở bản Nôm, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo. Ngắm cảnh ở đây tôi thấy thoải mái và bình yên, tôi cùng bạn bè đến đây để chụp những bức ảnh làm kỷ niệm”
Bạn Lò Thị Nga (22 tuổi, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, Điện Biên) cho biết: “Tôi thực sự ấn tượng với guồng nước ở bản Nôm, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo. Ngắm cảnh ở đây tôi thấy thoải mái và bình yên, tôi cùng bạn bè đến đây để chụp những bức ảnh làm kỷ niệm”
Guồng nước đã đem mùa vàng ấm no cho người dân vùng cao và tô điểm thêm cho bức tranh phong cảnh nơi đây nên thơ và trữ tình
Guồng nước đã đem mùa vàng ấm no cho người dân vùng cao và tô điểm thêm cho bức tranh phong cảnh nơi đây nên thơ và trữ tình
Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.