Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Giữ gìn văn hóa truyền thống trong các trường học

PV - 13:56, 26/02/2018

Được biết, những năm qua, tỉnh Nghệ An rất chú trọng khôi phục, bảo tồn các giá trị nghệ thuật của đồng bào nơi đây. Trong đó, nổi bật phải kể đến việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Đến thăm trường Tiểu học Xá Lượng 2, xã Xá Lượng (huyện Tương Dương) trong một ngày đầu năm 2018, chúng tôi được tham gia vào một buổi ngoại khóa do các thầy cô giáo tổ chức cho các em học sinh. Nhiều hoạt động trong buổi ngoại khóa như các trò chơi dân gian, các điệu múa, bài hát và đặc biệt là các em học sinh đều mặc trang phục của dân tộc mình khi tham gia.

Các em học sinh trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa. Các em học sinh trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa.

 

Tại buổi ngoại khóa, học sinh được tham gia các trò chơi dân gian như nhảy sạp, ô ăn quan, kéo co…; các thầy cô hướng dẫn đánh cồng chiêng, thêu thùa, đan lát… những nghề đã gắn liền với đời sống của gia đình các em.

Theo thầy Cụt Hồng Quân, giáo viên Trường Tiểu học Xá Lượng 2, buổi ngoại khóa được nhà trường tổ chức cho 190 em học sinh là con em người Khơ Mú, Thái, Ơ đu và Kinh tham gia. Thời gian vừa qua, trường đã tổ chức nhiều buổi ngoại khóa và nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và các em học sinh.

Em Xeo Văn Xây, học sinh trường Tiểu học Xã Lượng 2 chia sẻ: “Chúng em rất vui vì được tham gia các buổi ngoại khóa, vừa được vui chơi lại còn biết thêm về văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác. Qua đó, em càng yêu quê hương của mình hơn”.

Tham gia buổi ngoại khóa cùng trường Tiểu học Xá Lượng 2 từ sáng đến chiều, được các em học sinh nơi đây đưa đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Không chỉ nắm rõ về văn hóa dân tộc mình, mà các nhạc cụ dân tộc, những câu hát, điệu múa được các em biểu diễn thu hút người xem.

Buổi tối, khi buổi ngoại khóa sắp kết thúc cũng là lúc giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại, tiếng cồng chiêng, tiếng hát, điệu nhảy và những bộ trang phục truyền thống của từng dân tộc hòa lẫn với nhau tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu.

Có được những kết quả đó là sự cố gắng không nhỏ của các thầy cô giáo nơi đây và sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Được biết, những năm qua, tỉnh Nghệ An rất chú trọng khôi phục, bảo tồn các giá trị nghệ thuật của đồng bào nơi đây. Trong đó, nổi bật phải kể đến việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Ở một số dân tộc như Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơ Đu chính quyền đang khuyến khích người dân phát triển nghề dệt thổ cẩm. Thông qua việc khuyến khích người mẹ, người chị truyền dạy lại nghề dệt thổ cẩm cho con gái, em gái mình.

Tỉnh Nghệ An cũng tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để trang phục truyền thống của người DTTS được trưng bày, trình diễn, qua đó khơi dậy trong đồng bào niềm tự hào và yêu thích sử dụng trang phục của dân tộc mình.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.