Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Trí Phương - 18:21, 06/10/2023

Ngày 6/10, tại Tp. Thái Nguyên, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tổ chức hoạt động “Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người”.

Các đại biểu cắt băng khai mạc hoạt động “Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người”
Các đại biểu cắt băng khai mạc hoạt động “Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người”

Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Hoạt động quy tụ 22 mô hình sinh kế tiêu biểu của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng DTTS và miền núi. Trong đó có sự tham gia của các chị em bị mua bán trở về, phụ nữ di cư sinh sống trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, đang tham gia các mô hình, tổ nhóm sinh kế, các hợp tác xã hoặc có nhu cầu hỗ trợ sinh kế hòa nhập cộng đồng.

Hoạt động được tổ chức nhằm nhân rộng các mô hình, cách làm hay để giới thiệu, quảng bá, tôn vinh sản phẩm OCOP, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu và một số đặc sản của Thái Nguyên đến với người dân trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, khuyến khích hội viên phụ nữ DTTS, phụ nữ tôn giáo mạnh dạn tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Theo kế hoạch, hoạt động này sẽ diễn ra đến hết ngày 8/10.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.