Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lạng Sơn: Hỗ trợ nạn nhân tội phạm mua bán người tái hòa nhập

Thiên Đức - 15:24, 16/03/2021

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nhiều nạn nhân trong các vụ mua bán người đã được cơ quan chức năng giải cứu; trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái người DTTS. Để các nạn nhân vượt qua khủng hoảng, sớm hòa nhập cộng đồng, Sở lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ hiệu quả.

 Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tích cực tuyên truyền phụ nữ phòng chống mua bán người
Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tích cực tuyên truyền phụ nữ phòng chống mua bán người

Với đặc thù là tỉnh miền núi có đường biên giới dài 231,74 km, nhiều đường mòn, lối mở, Lạng Sơn trở thành địa điểm phức tạp của tình trạng buôn bán người. Điều đáng quan tâm hơn, đa số các nạn nhân trước khi bị lừa bán ra nước ngoài, chủ yếu là làm nông hoặc không có nghề nghiệp ổn định. Do đó, việc tái hòa nhập cộng đồng của họ gặp rất nhiều khó khăn.

Để giúp các nạn nhân khắc phục những khó khăn này, thời gian qua, Sở LĐTB&XH tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh quan tâm, hỗ trợ cho các nạn nhân cả về vật chất lẫn tinh thần.

Chị V.T.Y, dân tộc Nùng, huyện Hữu Lũng, cho biết, năm 2012, vì trót nghe theo lời rủ rê của đám người xấu chị đã bị lừa bán sang bên kia biên giới. Sau hơn 1 năm bị ép tiếp khách trong nhà thổ, chị được lực lượng chức năng giải cứu, đưa trả về Việt Nam. Khi về tới Việt Nam chị gần như bị trầm cảm.

Rất may, thời gian đó, chị được Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ ăn, ở, sinh hoạt trong hơn 1 tháng. Thời gian ở đây, chị còn được cán bộ trung tâm quan tâm thăm hỏi động viên, cung cấp quần áo, đồ dùng cá nhân. Khi tinh thần dần ổn định, chị được hỗ trợ tiền xe trở về địa phương. Tại đây, Hội phụ nữ các cấp thường xuyên đến trò chuyện, khuyên bảo giúp đỡ chị quên đi nỗi đau, từng bước trở lại cuộc sống bình thường.

Nhiều nạn nhân của tội phạm mua bán người sau khi được giúp đỡ đã dần ổn định cuộc sống
Nhiều nạn nhân của tội phạm mua bán người sau khi được giúp đỡ đã dần ổn định cuộc sống

Không chỉ được giúp đỡ ăn ở, đi lại, nhiều nạn nhân còn được hỗ trợ học nghề để sớm ổn định cuộc sống. Chị T.T.O, dân tộc Dao ở huyện Đình Lập cho biết, bản thân chị sống ở vùng biên nên có nhiều bạn bè làm ăn bên kia biên giới. Thỉnh thoảng họ lại rủ chị qua Trung Quốc làm ăn, với mức lương rất hấp dẫn. Vì thân quen nên mất cảnh giác, năm 2010, chị bị lừa bán sang Trung Quốc.

Thật may mắn, sau khi hơn 3 tháng, chị được giải cứu trở về địa phương. Tuy nhiên, khi được giải cứu trở về, chị không có công ăn việc làm, tư tưởng mặc cảm, tiêu cực. 

Việc hỗ trợ các nạn nhân sớm hòa nhập đòi hỏi phải có sự chung tay của cả xã hội về nguồn lực vật chất cũng như tinh thần, nhất là phải xóa bỏ tâm lý kỳ thị, xa lánh từ cộng đồng.

Bà Hà Thị Hải YếnPhó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Lạng Sơn

Thời gian này, chị được Sở LĐTB&XH tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng để học nghề may. Sau đó, chị đã có thể nhận quần áo, găng tay về may thủ công; thu nhập của chị mỗi tháng đạt từ 4 – 6 triệu đồng, cuộc sống hiện nay của chị đã tạm ổn định.

Trao đổi với chúng tôi về các giải pháp giúp phụ nữ là nạn nhân của tội phạm mua bán người tái hòa nhập cộng đồng, bà Hà Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Lạng Sơn cho biết: Từ năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận, xác minh 117 người là nạn nhân bị mua bán. Riêng ngành LĐTB&XH tiếp nhận và hỗ trợ 65 nạn nhân bị mua bán. Ngoài ra, Trung tâm Bảo trợ xã hội còn tiếp nhận và hỗ trợ cho gần 1.000 trường hợp là công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc bị trao trả.

Theo đó, không chỉ hỗ trợ việc lưu trú, sinh hoạt ban đầu, ngành LĐTB&XH tỉnh còn thường xuyên phối hợp với các địa phương, ban ngành tạo điều kiện tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định của pháp luật; đồng thời tạo điều kiện cho các nạn nhân bị mua bán trở về được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, y tế, hỗ trợ về sinh kế… giúp họ phần nào bớt đi mặc cảm hòa nhập cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.