Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giảm thiểu tảo hôn ở Huyện Bảo Lâm (Cao Bằng): Cần đẩy mạnh tuyên truyền

Minh Thu - 09:44, 15/07/2020

Từ sau đại dịch Covid-19, số học sinh trên địa bàn huyện Bảo Lâm bỏ học và tảo hôn có chiều hướng tăng. Năm học 2019 - 2020, toàn huyện có 98 học sinh bỏ học, trong đó có 22 em tảo hôn.

Mô hình điểm tuyên truyền giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT tại Trường PTCS Tân Việt, huyện Bảo Lâm
Mô hình điểm tuyên truyền giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT tại Trường PTCS Tân Việt, huyện Bảo Lâm

Theo số liệu thống kê do Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bảo Lâm cung cấp: Năm học 2019 - 2020, toàn huyện có 98 học sinh bỏ học, trong đó có tới 22 trường hợp tảo hôn. Số học sinh bỏ học do tảo hôn tăng 4 em so năm học 2018 - 2019.

Điển hình như trường hợp của S.A.Th (SN 2003) và V.T.S (SN 2004) ở xã Lý Bôn. Trong thời gian nghỉ học do dịch Covid-19, hai em gặp nhau rồi đưa nhau về chung sống. Do bố mẹ cả hai bên cùng đồng thuận nên cả hai đã thành vợ chồng. Chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn, nên cả S. và Th. chỉ về sống với nhau, chờ đến khi đủ tuổi mới đăng ký. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học, một phần do lực học kém nên không thiết tha với việc học, một phần do nghỉ tránh dịch thời gian dài nên không muốn đến trường, ở nhà rồi lập gia đình… 

Ông Ma Thế Trung, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm lý giải thêm: Nguyên nhân làm cho nạn tảo hôn trong học sinh vùng cao ở Bảo Lâm tăng cao là do nhận thức và việc chuyển đổi hành vi về Luật Hôn nhân và Gia đình ở nhiều gia đình và trẻ em còn rất nhiều hạn chế. Điều kiện sống thiếu thốn, người dân thiếu hiểu biết pháp luật, quản lý con em trong gia đình chưa chặt chẽ nên dễ dẫn tới tình trạng học sinh bỏ học kết hôn sớm.

Bên cạnh đó, năm nay do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến đời sống kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, ngành Giáo dục Bảo Lâm cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền, vận động, ngăn ngừa tảo hôn, một mình ngành Giáo dục không thể bao quát và giải quyết tận gốc. 

Ông Trung cho rằng, để ngăn ngừa nạn tảo hôn, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía các ngành chức năng. Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng, cha mẹ, những người trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên, học sinh tại các trường THCS, THPT về Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT). 

Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về TH&HNCHT theo quy định của pháp luật; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Mặt khác, cần có những giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống Nhân dân, chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Có như vậy, tình trạng tảo hôn trong học sinh nói riêng, trong vùng đồng bào DTTS nói chung mới có thể được đẩy lùi.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.