Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Gia Lai: Để không còn những lời ru buồn

Thùy Dung - 16:25, 01/07/2020

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong các làng đồng bào DTTS ở huyện vùng biên Đức Cơ (Gia Lai) vẫn âm ỉ xảy ra và để lại những hệ lụy vô cùng nặng nề trong đời sống người dân. Trước tình trạng đó, huyện Đức Cơ đã có rất nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trên.

Bà Rơ Chăm Phing (phải) và Rơ Chăm Phayang (trái), làng Chan, xã Ia Pnôn chia sẻ về việc lấy chồng sớm nên cuộc sống vất vả.
Bà Rơ Chăm Phing (phải) và Rơ Chăm Phayang (trái), làng Chan, xã Ia Pnôn chia sẻ về việc lấy chồng sớm nên cuộc sống vất vả.

Bà Rơ Mah H’Yơng, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn cho biết: Ia Pnôn là xã biên giới của huyện Đức Cơ với trên 85% đồng bào DTTS, chủ yếu là người Jrai. Để giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT, Phòng Dân tộc huyện đã triển khai Đề án “Giảm thiểu TH&HNCHT trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ), TH&HNCHT tại UBND các xã, thị trấn. Tổ chức cấp phát tờ rơi, lắp đặt pano tại trụ sở UBND xã và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án. Duy trì hoạt động 4 câu lạc bộ (CLB) “Nói không với TH&HNCHT” tại 4 xã Ia Krêl, Ia Kriêng, Ia Dom và Ia Dơk với 121 thành viên tham gia.

Tuy nhiên, theo ông Trương Văn Độ, Trưởng Phòng Dân tộc huyện, nguyên nhân của TH&HNCHT trong làng đồng bào DTTS còn cao vì trình độ dân trí còn thấp, chưa ý thức được hệ lụy của việc lấy chồng sớm. Nhiều gia đình muốn có thêm lao động nên cho con lấy chồng sớm. Ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào DTTS dẫn đến gia tăng nạn tảo hôn. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố như rào cản ngôn ngữ, trình độ dân trí, thiếu kinh phí triển khai, đối tượng tuyên truyền ít. 

“Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của TH&HNCHT cho các đối tượng là học sinh ở các trường, các hộ gia đình có con em đang trong độ tuổi kết hôn. Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề với bà con, với trẻ em vị thành niên, thanh niên. Tăng cường công tác truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã hoặc các tuyên truyền viên trực tiếp đến các hộ dân trên địa bàn”, ông Độ cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.