Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Xóa bỏ tảo hôn bằng hương ước

Thành Nhân - 09:50, 11/12/2019

Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã vận động đưa nội dung ngăn ngừa, xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào hương ước làng. Qua triển khai cho thấy, giải pháp này đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Việc đưa nội dung tảo hôn vào xây dựng hương ước làng góp phần giảm tình trạng tảo hôn ở miền núi Bình Định. (Ảnh minh họa)
Việc đưa nội dung tảo hôn vào xây dựng hương ước làng góp phần giảm tình trạng tảo hôn ở miền núi Bình Định. (Ảnh minh họa)

Theo ông Đinh Văn Lung, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định, năm 2018, Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS” đã tập trung cho hai mô hình điểm bằng các giải pháp cụ thể. Trong đó, chú trọng hoạt động ký cam kết thi đua không vi phạm tảo hôn và kết hôn cận huyết thống giữa các hộ gia đình với làng, giữa các làng với nhau dưới sự chứng kiến của chính quyền. Đồng thời, đưa một số nội dung có liên quan đến việc phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết vào quy ước, hương ước của làng.

Điển hình như tại xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) - xã điểm thực hiện Đề án Giảm thiểu tnh trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, từ năm 2017 đã bổ sung vào hương ước nội dung giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tảo hôn. Sau 2 năm, vi phạm tảo hôn đã giảm một nửa (từ 10 trường hợp năm 2016 xuống 5 trường hợp năm 2018).

Hay như làng Kà Bông, xã Canh Liên (huyện Vân Canh), vấn đề tảo hôn cũng được đưa vào hương ước và cả làng cùng quyết tâm thực hiện, nên trong 3 năm liên tục gần đây không có tình trạng tảo hôn. Trưởng làng Đinh Văn Đoàn cho biết: Hiện làng có trên 300 nhân khẩu, trong đó thanh thiếu niên chưa lập gia đình khoảng 40 người. Hôn nhân cận huyết thống ở làng đã bị đẩy lùi từ lâu, nhưng tảo hôn vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Từ năm 2017, tích cực thực hiện Đề án, địa phương đã tập trung, quyết liệt hơn cho công tác này.

Theo đó, nhà nào có con tảo hôn làng sẽ phạt 1,5 triệu đồng/năm cho đến khi đủ tuổi kết hôn (ngoài ra, người vi phạm vẫn phải bị các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật). Với hình thức phạt này làng mong muốn, người vi phạm phải nhìn lại hành vi trái pháp luật của mình; đồng thời nhắc nhở người dân sống thượng tôn pháp luật, biết chọn cái đẹp cái hay và bài trừ hủ tục, lạc hậu. Tác động hơn cả việc bị phạt tiền là nỗi buồn không được chính quyền, cộng đồng thừa nhận cuộc hôn nhân.

Hương ước làng Kà Bông cấm cán bộ, đảng viên tham gia tổ chức hôn lễ, tham dự những đám cưới tảo hôn, kêu gọi đồng bào thể hiện thông điệp phản đối, không thừa nhận thông qua việc không tham dự.

Bí thư Chi bộ làng Kà Bông Đinh Văn Tâm, cho rằng: Hương ước do chính đồng bào tham gia, thống nhất xây dựng. Bà con lại rất trọng chữ tín, trọng giá trị tinh thần của những cuộc hôn nhân được tổ chức đường hoàng, hợp pháp, theo nghi thức truyền thống, được cộng đồng thừa nhận, chúc phúc... 

Từ những thành công trên, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định sẽ mở rộng ra 102 thôn, làng thuộc 21 xã có đồng bào DTTS sinh sống thuộc 5 huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn. Trưởng thôn, Người có uy tín, cán bộ phụ nữ, thanh niên... ở các làng sẽ là lực lượng nòng cốt phát hiện kịp thời những đối tượng có nguy cơ tảo hôn, vận động, can thiệp để ngăn chặn vụ việc.

Bên cạnh việc phụ huynh ngày càng tiếp thu tiến bộ đời sống, quan tâm hơn đến giáo dục con cái, còn có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của lớp trẻ, đây được xem là cơ sở cho việc đẩy lùi bền vững tệ tảo hôn”.

Ông Đinh Văn Tâm, Bí thư Chi bộ làng Kà Bông.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.