Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Miền núi Phú Yên vẫn “nóng” chuyện tảo hôn

PV - 16:28, 17/09/2019

Nạn tảo hôn ở các huyện miền núi tỉnh Phú Yên trong thời gian dài đã lắng xuống. Nhưng gần đây, tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng trở lại. Và điều đáng nói, là cô dâu, chú rể nhí cưới nhau không hoàn toàn do hủ tục, hay bị ép buộc, mà do họ… tự nguyện.

Thực trạng đáng báo động

Theo điều tra của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Phú Yên, ở khu vực miền núi của tỉnh, cứ 100 cặp kết hôn thì có khoảng 30 cặp chưa đủ tuổi; 20/100 cặp kết hôn cận huyết thống… Nguyên nhân của tình trạng trên là do đời sống vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, người dân còn giữ nhiều tập tục lạc hậu như: Kết hôn sớm để có người làm rẫy, kết hôn với người trong họ tộc để lưu giữ tài sản…

Để góp phần “hạ nhiệt” tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, Hội LHPN tỉnh Phú Yên đang tăng cường công tác tuyên truyền, vận động. Để góp phần “hạ nhiệt” tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, Hội LHPN tỉnh Phú Yên đang tăng cường công tác tuyên truyền, vận động.

Bên cạnh đó, đồng bào DTTS cũng có tâm lý muốn con cái trong gia đình yên bề gia thất sớm để có người nối dõi và có thêm lao động, nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống khi cha mẹ về già. Ngoài ra, do trình độ dân trí của đồng bào còn thấp, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng còn cao, sau khi bỏ học, các em thường tảo hôn.

Huyện miền núi Sông Hinh hiện là một trong những địa phương có nhiều trường hợp tảo hôn. Ông Lê Văn Bi, phụ trách Trung tâm DS-KHHGĐ huyện cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, toàn huyện có gần 50 trường hợp tảo hôn. Đơn cử như trường hợp của cô bé Hờ Bin 14 tuổi, dân tộc Ê-đê, ở buôn Bầu, xã Ea Bar đã làm vợ, làm mẹ. Lấy chồng sớm, Hờ Bin phải bỏ học giữa chừng. Chưa có kiến thức chăm sóc chồng con, cuộc sống gia đình khó khăn.

Tại huyện Đồng Xuân, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng chiếm tỷ lệ cao, trong đó dân tộc Chăm và Ba Na hơn 70%. Riêng xã Phú Mỡ, qua điều tra từ năm 2013-2016 có hơn 130 cặp tảo hôn, đa số có tuổi đời 15-17.

Chung tay “hạ nhiệt” tảo hôn

Theo bác sĩ Vũ Ngọc Dững, Chi cục trưởng DS-KHHGĐ tỉnh Phú Yên, tảo hôn ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, đồng thời làm suy giảm chất lượng dân số. Đối với người đồng bào DTTS, tục bắt chồng đã ăn sâu vào nếp nghĩ của họ. Họ không biết cận huyết thống là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy, như con cái bị khuyết tật, không có khả năng nhận thức và lao động…

Ðể hạn chế tình trạng tảo hôn, những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, tập trung vào những đối tượng vị thành niên, học sinh trong các nhà trường... Đặc biệt là phát huy vai trò của các già làng, trưởng buôn, Người có uy tín trong thôn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ hủ tục về hôn nhân gia đình. Thông qua các buổi họp thôn, buôn, lực lượng công an xã cùng cán bộ DS-KHHGĐ và cán bộ tư pháp xã đã đến từng thôn, buôn để tuyên truyền, phân tích những hậu quả, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để mọi người hiểu, sáng suốt lựa chọn người bạn đời mang lại hạnh phúc cho mình.

Mới đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phú Yên thành lập và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ DTTS nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, tổ chức điểm ở 3 xã Suối Trai (huyện Sơn Hòa), Ea Bar (huyện Sông Hinh) và Đa Lộc (huyện Đồng Xuân), nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

“Thông qua mô hình này, chúng tôi tập trung phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS; thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015-2025. Đồng thời nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của chị em vùng DTTS, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đây là các mô hình điểm, trên cơ sở đó, Tỉnh hội sẽ nhân rộng mô hình ở các địa phương khác trong toàn tỉnh”, bà Trần Thị Binh, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chia sẻ.

Hy vọng, từ những việc làm thiết thực của các hội, đoàn thể cùng với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương sẽ bớt đi những hệ lụy đau lòng do tảo hôn và hôn nhân cận huyết gây ra.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.