Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán

Hoàng Quý - 09:40, 11/12/2019

Tết Nguyên đán đang tới gần, nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao khi nhiều gia đình đã chuẩn bị sắm Tết. Đây cũng là thời điểm vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm dịp Tết
Người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm dịp Tết

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Dịp cuối năm, chỉ cần dạo quanh chợ, chúng ta có thể thấy ngay các mặt hàng thực phẩm được bày bán khá phong phú, đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Bên cạnh những mặt hàng bảo đảm an toàn về chất lượng, đầy đủ các thông tin như thành phần, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ… cũng có không ít các loại hàng hóa, bánh, mứt kẹo được nhập khẩu tràn lan, không rõ nguồn gốc, khiến người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn.

Chị Đào Thị Thêu (Lào Cai) cho biết: “Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng hàng hóa hiện nay được bày bán rất đa dạng và phong phú, nhưng lựa chọn lại rất khó. Do đó, tôi chỉ lựa chọn những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng ở những cửa hàng mình tin cậy”. 

Còn chị Đinh Thị Huyền (Lai Châu) chia sẻ: “Để bảo đảm bữa ăn an toàn trong dịp Tết, hãy tìm mua từ những thương hiệu uy tín ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại để được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm”. 

Không những thế, trong những ngày gần đây, việc lực lượng chức năng liên tục phát hiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm “bẩn” càng khiến cho người dân lo lắng về công tác bảo đảm vệ sinh ATTP khi dịp Tết Nguyên đán Canh Tý đang cận kề. 

Đầu tháng 12 vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT Quảng Ninh phối hợp với Đội tuần tra, kiểm soát giao thông số 3, Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện, bắt giữ một xe ô tô chở 250kg lòng lợn không rõ nguồn gốc. 

Hay như vụ việc Đội QLTT 17 phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP. Hà Nội) phát hiện và thu giữ hơn 10 nghìn sản phẩm bánh kẹo các loại hồi tháng 8. Tình trạng thực phẩm thiếu an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường thời điểm cận Tết khiến cho người dân không khỏi hoang mang. 

Không để ai bị ngộ độc thực phẩm

Thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, cũng là lúc hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc tìm cách trà trộn, thâm nhập thị trường. Công tác bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và Lễ hội Xuân 2020 đang được các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ. 

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP cho biết, để bảo đảm ATTP Tết Canh Tý và Lễ hội Xuân 2020, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP vừa ban hành kế hoạch thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP ở 12 tỉnh, thành trọng điểm gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Điện Biên, Lai Châu, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Cà Mau, Bạc Liêu. 

Ông Phong cho biết thêm, chỉ riêng trong 10 tháng của năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra 58 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 1.668 người bị ngộ độc (trong đó có 9 trường hợp tử vong). Chính vì thế, người dân nên hết sức cẩn trọng trong việc mua bán và sử dụng thực phẩm, đặc biệt là dịp cuối năm này. Người dân khi mua thực phẩm vào dịp Tết nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tốt nhất là chọn các thực phẩm đã qua kiểm dịch của Bộ Y tế hoặc ban, ngành có liên quan. Với rau củ quả, nên đến các cửa hàng rau sạch, siêu thị mua, chọn rau quả còn tươi, không bị hư thối.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.