Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Giảm nghèo vùng đồng bào DTTS khu vực Tây duyên hải miền Trung: Phát huy tự lực, tự cường vươn lên làm giàu (Bài 2)

Phạm Tiến - 11:40, 30/10/2022

Cùng với những chính sách của Đảng, Nhà nước và những hỗ trợ của chính quyền địa phương tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS và miền núi vươn lên thoát nghèo, thì chính mỗi cá nhân, hộ gia đình cần hát huy tính tự lực, tự cường để vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính làng bản của mình. Nhìn từ thực tế, đã có không ít hộ DTTS trong danh sách hộ nghèo ở bản làng đã mạnh dạn học hỏi, thay đổi tư duy, chăm chỉ làm ăn không chỉ thoát nghèo còn trở thành hộ khá, giàu.

 Anh Cao Xuân Lục (thứ 2 bên phải) cùng 3 hộ gia đình người Chứt ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo sau 2 kỳ vay vốn
Anh Cao Xuân Lục (thứ 2 bên phải) cùng 3 hộ gia đình người Chứt ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo sau 2 kỳ vay vốn

Những tấm gương tự lực vươn lên

Hộ gia đình anh Cao Xuân Lục người Chứt, ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) là một minh chứng điển hình. Thuộc diện hộ nghèo của xã, nhưng sau 2 lần vay vốn ưu đãi để khai hoang trồng 2 ha rừng keo lá tràm và nuôi cặp trâu sinh sản, kinh tế gia đình anh Lực đã khá hơn trước.

Anh Lục chia sẻ, do nguồn vốn đi vay nên gia đình anh buộc phải đầu tư trồng trọt, chăn nuôi để lấy lãi trả nợ. Từ áp lực, khiến mọi thành viên trong gia đình chăm chỉ hơn, cây trồng vật nuôi cũng được chăm sóc chu đáo nên phát triển tốt. Xong kỳ vay vốn thứ nhất phát huy hiệu quả, gia đình anh lại được cho vay vốn kỳ thứ tiếp theo. Sau hai kỳ vay vốn, cuộc sống gia đình anh đã khá hơn trước nên anh Lực đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo. 

Cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH Quảng Bình đến tận hộ gia đình để thẩm định cho vay, hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả đồng vốn vay
Cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH Quảng Bình đến tận hộ gia đình để thẩm định cho vay, hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả đồng vốn vay

Không chỉ có gia đình anh Lực, ở xã Thượng Hóa, đã có 3 gia đình đồng bào DTTS khác chủ động viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Sự kiện này đã được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, đánh dấu một sự thay đổi lớn trong việc phát huy tính tự lực, tự cường vươn lên mạnh mẽ của đồng bào DTTS. Đồng thời, minh chứng sự đúng đắn của các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS. Đó cũng là thành quả của nỗ lực và siêng năng của đồng bào các DTTS ở khu vực Tây Duyên hải miền Trung.

Từ những tấm gương tự lực trong cộng đồng người DTTS vươn lên trở thành hộ giàu, phong trào tự vươn lên được lan tỏa khắp các bản làng. Như ở xã A Roàng, từ mô hình sinh kế được đảng viên giúp đỡ hộ nghèo đầu tiên, đến nay ở địa phương đã có 7 nhóm sinh kế thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Xã A Roàng đã trở thành một điểm nhấn trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.

Từ việc giảm nghèo nhanh, đồng bào tự lực vươn lên làm giàu mạnh mẽ, đã làm cho bộ mặt nông thôn được thay đổi. Tính đến thời điểm hiện tại, xã vùng cao Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã hoàn thành 11 tiêu chí NTM. Đời sống của đồng bàoDTTS đã được nâng lên toàn diện, khoảng cách với miền xuôi ngày càng được rút ngắn.   

Phát huy hiệu quả các tiềm năng

Đồng bào DTTS nói chung và đồng bào DTTS ở miền Trung nói riêng phần lớn cư ngụ ở vùng đồi núi. Cùng với những khó khăn như giao thông cách trở; cơ sở hạ tầng chưa phát triển… thì vùng miền núi cũng có nhiều lợi thế, tiềm năng để đồng bào phát triển kinh tế.

Từ nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, những hộ gia đình người Mông ở Nghệ An vươn lên trở thành tỉ phú nhờ nuôi trâu bò. Anh Thò Bá Vừ, bản Pà Khổm, xã Tri Lễ, Quế Phong (Nghệ An) đã “bắt thung lũng phải đẻ ra tiền”. Nếu trước đây, thung lũng ở bản anh chỉ bỏ hoang, thì giờ đây hơn 200 con trâu, bò, dê, ngựa của gia đình anh đã ăn kín cả thung lũng. Không chỉ thoát nghèo, gia đình anh Thò Bá Vừ đã vươn lên trở thành hộ giàu ở Pà Khổm. Sau thành công của gia đình anh Thò Bá Vừ, nhiều gia đình khác ở Tri Lễ cũng mạnh dạn đầu tư nuôi gia súc lớn. Nhờ lợi thế có đất đồi rộng lớn, đất trồng có màu mỡ nên nghề nuôi gia súc lớn ở Tri Lễ phát triển mạnh.

Từ nguồn vốn vay xóa đói, giảm nghèo nhiều hộ đồng bào DTTS ở miền Trung phát triển chăn nuôi đại gia súc
Từ nguồn vốn vay xóa đói, giảm nghèo nhiều hộ đồng bào DTTS ở miền Trung phát triển chăn nuôi đại gia súc

Ông Vi Văn Cường Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An) chia sẻ: Trong nhiều năm qua, phong trào nuôi đại gia súc ở địa phương phát triển mạnh. Ngoài hộ anh Vừ, còn có nhiều hộ khác có hàng trăm con trâu bò các loại. Không chỉ thoát nghèo, nhờ nuôi gia súc mà có không ít hộ gia đình người Mông trở nên giàu có. Nuôi con ăn học, sửa sang nhà cửa…

Cùng với đó, những đặc trưng về văn hóa, cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng gắn liền với thiên nhiên, vùng đồng bào DTTS cũng là một lợi thế để phải triển du lịch. Trên thực tế, đã có nhiều mô hình du lịch mang lại hiệu quả. Đơn cử, mô hình làng du lịch cộng đồng của đồng bào Thái ở bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến (Quỳ Châu, Nghệ An) là một ví dụ.

Phát huy lợi thế văn hóa đặc sắc, ẩm thực phong phú của người Thái, đồng bào Thái ở bản Hoa Tiến đã xây dựng và phát triển hình thức di lịch cộng đồng. Đến nay cả bản có 370 hộ đồng bào Thái thì có hơn 2/3 trong số đó tham gia vào làng du lịch cộng đồng. Từ mô hình làng du lịch cộng đồng phát triển đúng định hướng, đời sống kinh tế của đồng bào được cải thiện rõ rệt. Kết quả rõ nhất đó là Hoa Tiến hoàn thành về dịch NTM từ năm 2017.

Cùng với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc giảm nghèo nói chung và giảm nghèo vùng đồng bào DTTS nói riêng, mỗi địa phương cần xác định giảm nghèo là một “cuộc chiến” để quyết tâm đẩy lùi và giành thắng lợi. Bên cạnh sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước để thúc đảy sự phát triển, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức tự vươn lên trong cuộc sống để thoát nghèo và vươn lên làm giàu.


Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang

Ngày 21/9, tại Tp. Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang về công tác sửa chữa, xây dựng trường học. Tham dự buổi làm việc còn có một số Vụ, đơn vị, phòng, ban liên quan.