Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang

T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước

Ngày 21/9, tại Tp. Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang về công tác sửa chữa, xây dựng trường học. Tham dự buổi làm việc còn có một số Vụ, đơn vị, phòng, ban liên quan.

Theo báo cáo của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang, được sự quan tâm của UBDT, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương, tập thể Nhà trường đoàn kết thực hiện tốt kế hoạch năm học 2024-2025. Đội ngũ giáo viên Nhà trường tâm huyết với sự nghiệp giáo dục con em đồng bào DTTS. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên Nhà trường không ngừng được nâng cao; trình độ trên đại học chiếm 87%. Đây là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại buổi làm việc.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì buổi làm việc

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Nhà trường còn gặp một số khó khăn như cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp, một số phòng ở tạm bợ, dột nát. Trong thời gian dài chưa được đầu tư mua sắm mới về trang thiết bị phục vụ dạy và học, đặc biệt là thư viện và các phòng thực hành tin học.

Cụ thể, đối với cơ sở 1 tại 46 Nguyễn Thiện Thuật, Tp. Nha Trang (Khánh Hòa): Khối nhà hiệu bộ 4 tầng và khối nhà đa năng đã xuống cấp nghiêm trọng, thấm dột nhiều nơi; nhiều công trình chức năng phục vụ công tác đào tạo, sinh hoạt và học tập của cán bộ giáo viên và học sinh chưa có hoặc không phù hợp.

Khối nhà 7 tầng được đầu tư từ năm 2014 tuy nhiên không có thang máy khiến một số phòng học ở tầng 6, 7 không thuận tiện trong quá trình sử dụng, hiện đang bố trí làm nhà kho hoặc bỏ trống. Một số phòng học đang phải tạm thay đổi công năng làm phòng nội trú cho học sinh nên việc ăn, ở, sinh hoạt hết sức khó khăn và bất tiện.

Các công trình phụ trợ như cổng, tường rào, sân bê tông đã xuống cấp từ lâu; hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện trạng chưa phù hợp; một số phòng chưa được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hơn nữa, mặc dù là trường nội trú, nhưng hiện nay chưa có mặt bằng bố trí nhà ăn tập thể nên học sinh phải ra bên ngoài tự túc ăn uống, không đảm bảo về công tác quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn an ninh cho các em học sinh.

Nhiều hạng mục tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang bị xuống cấp.
Nhiều hạng mục tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang bị xuống cấp

Còn tại cơ sở 2 tại Bắc Hòn Ông, xã Phước Đồng, Tp. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) hiện nay đang trong quá trình triển khai xây dựng. “Với thực trạng trên, Nhà trường đề xuất sớm được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt là trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và ăn ở cho học sinh nội trú”, ông Hoàng Trọng Ngô – Quyền Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang đề xuất.

Tại buổi làm việc, đại diện Ban Quản lý các dự án chuyên ngành xây dựng (Ủy ban Dân tộc) cho biết: Hiện Ban đã phối hợp với Nhà trường để đánh giá, khảo sát toàn bộ cơ sở vật chất tại cơ sở 1; như khối nhà đa năng, nhà hiệu bộ, hệ thống điện, và đưa ra phương án đầu tư, nâng cấp.

Đại diện Ban Quản lý các dự án chuyên ngành xây dựng (Ủy ban Dân tộc) phát biểu tại buổi làm việc.
Đại diện Ban Quản lý các dự án chuyên ngành xây dựng (Ủy ban Dân tộc) phát biểu tại buổi làm việc.

“Ban sẽ phối hợp với Nhà trường tiếp tục khảo sát, đánh giá để báo cáo lãnh đạo có phương án sửa chữa tốt nhất”, đại diện Ban Quản lý các dự án chuyên ngành xây dựng cho biết.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp với Nhà trường khẩn trương có phương án sửa chữa cơ sở vật chất tại cơ sở 1 của Nhà trường, song song với việc thực hiện xây dựng tại cơ sở 2.

“Hiện nay, việc ưu tiên là sửa chữa cơ sở hạ tầng tại cơ sở 1 của trường để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh Nhà trường. Việc này là hết sức cần thiết, bên cạnh việc triển khai xây dựng tại cơ sở 2”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh yêu cầu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh hỏi thăm, chia sẻ với các em học sinh tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh hỏi thăm, chia sẻ với các em học sinh tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, trước đó trong buổi làm việc hồi năm ngoái, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đã giao cho Nhà trường triển khai việc xây dựng nhà ăn cho các em học sinh. Tuy nhiên, Nhà trường cũng chưa trình phương án để xây dựng. “Nếu các học sinh ra ngoài ăn, thì làm sao chúng ta quản lý được, nhất là vấn đề an toàn thực phẩm. Hơn nữa nếu không may xảy ra sự cố thì trách nhiệm như thế nào”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nêu vấn đề.

"Số lượng học sinh trong trường rất lớn, hơn 600 học sinh, và sẽ tăng lên trong thời gian tới, nhưng cơ sở vật chất như hiện tại là không thể đáp ứng được nhu cầu cho công tác dạy và học. Vì vậy, song song với việc xây dựng cơ sở mới là khẩn trương tiến hành sữa chữa, nâng cấp cơ sở cũ. Các đơn vị liên quan khẩn trương khảo sát lại toàn bộ hiện trạng, đưa ra phương án sửa chữa, báo cáo trước ngày 30/9”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc yêu cầu.

Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra thực trạng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang. Cùng với đó, Bộ trưởng đã ân cần hỏi thăm, chia sẻ với các em học sinh về điều kiện ăn ở và học tập tại trường.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo... trên các lĩnh vực tham gia tham luận.