Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Băn khoăn chuyện giảm nghèo ở Điện Biên

Hương Chi - Vũ Lợi - 10:12, 22/05/2020

Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế tạo chuyển biến tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Tuy nhiên, lợi dụng chính sách ưu việt, vẫn còn một bộ phận người dân tìm mọi lý do“trốn” thoát nghèo.

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh Điện Biên năm 2019 giảm trên 3%.
Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh Điện Biên năm 2019 giảm trên 3%.

Giảm nghèo - những tín hiệu vui

Năm 2019 bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh Điện Biên giảm trên 3% (từ 37,08% xuống còn 33,97%). Ðáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện 30a giảm mạnh, tương đương giảm 4,57% so với năm 2018, tỷ lệ hộ cận nghèo duy trì còn 7,61% (giảm 2,17% so với năm 2018.)

Chia sẻ về kết quả nói trên, ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Điện Biên, cho biết: Ðể đạt được kết quả trên, tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và Nhân dân trên địa bàn; khuyến khích, động viên hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới. Ðiển hình, một số hộ nghèo tại huyện Nậm Pồ đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo để nhường sự hỗ trợ cho các hộ có điều kiện khó khăn hơn.

Những năm qua, công tác chỉ đạo, rà soát hộ nghèo, cận nghèo cũng được thực hiện tốt, làm cơ sở cho việc triển khai các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và nắm bắt nguyên nhân và nguyện vọng của từng hộ, từ đó có giải pháp hỗ trợ cụ thể, sát thực giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Minh chứng như, từ nguồn vốn được giao năm 2019, tỉnh Điện Biên đã triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho gần 4.500 hộ nghèo, hỗ trợ công cụ sản xuất cho 563 hộ, đồng thời nhân rộng được gần 30 mô hình giảm nghèo tại các huyện. Ðặc biệt, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho trên 17.500 lao động được tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo động lực cho hộ nghèo phấn đấu vươn lên.

Băn khoăn chuyện “trốn” thoát nghèo

Thực trạng “trốn” thoát nghèo hay “xin” được nghèo để hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước là câu chuyện vẫn còn phổ biến mỗi khi chính quyền cơ sở tiến hành điều tra, rà soát. Xã biên giới Nậm Kè, huyện Mường Nhé có 907 hộ, với 7 dân tộc sinh sống tại 11 bản. Những năm qua, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Được Nhà nước đầu tư nhiều chương trình dự án, trong đó có Đề án xây dựng nông thôn mới tại 29 xã biên giới tỉnh Điện Biên, hỗ trợ người dân trồng các loại cây sa nhân, mắc ca, hoa hồng Pháp… bước đầu đã tạo thu nhập và giải quyết nhu cầu lao động địa phương.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Giàng Thế Cương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Nậm Kè, cái khó nhất hiện nay là nhiều người dân chưa thoát khỏi tư tưởng muốn mang danh hộ nghèo, gây khó khăn cho việc điều tra, rà soát hộ nghèo. Nhiều hộ biết có đoàn đến điều tra đã tranh thủ bán toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc lùa trâu bò lên nương giấu, rồi gửi đồ vật giá trị như xe máy, ti vi, máy xay xát, máy cày, bừa sang hàng xóm để được tiếp tục “nghèo”.

“Một số chủ hộ tha thiết xin ở lại làm hộ nghèo, lý do là đông con. Nếu được làm hộ nghèo sẽ đỡ được nhiều khoản đóng góp khi các con đi học; được hưởng trợ cấp gạo, bảo hiểm y tế; được hỗ trợ tiền điện… Với nhiều khoản được hỗ trợ, các chủ hộ cho rằng nếu “mất” hộ nghèo sẽ mất đi “nguồn thu”, ông Cương cho biết.

Không phủ nhận các chính sách hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, giúp người dân có điều kiện, động lực vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống tốt hơn, đủ đầy hơn. Nhưng nếu người dân vẫn còn tư tưởng muốn nghèo, coi nghèo như một nguồn thu, thì công cuộc xóa đói giảm nghèo vẫn còn lắm gian nan!

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.