Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thực hiện hiệu quả Chính sách dân tộc: Đời sống người dân được nâng cao

Hương Chi - Vũ Lợi - 19:08, 12/04/2020

Xác định thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, những năm qua cấp ủy đảng, chính quyền huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) luôn chú trọng triển khai thực hiện, từng bước cụ thể hóa và vận dụng linh hoạt các chính sách vào thực tiễn địa phương; góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Chính sách hỗ trợ tiền khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang đã giúp gia đình ông Thào Phá Sình, xã Phì Nhừ có thêm 200m2 ruộng canh tác
Chính sách hỗ trợ tiền khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang đã giúp gia đình ông Thào Phá Sình, xã Phì Nhừ có thêm 200m2 ruộng canh tác

Từ các chương trình, dự án giảm nghèo như: Chương trình 30a; Chương trình 135; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới... năm 2019, huyện Điện Biên Đông đã ưu tiên phát triển sản xuất. Đồng thời, tập trung xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu cho Nhân dân như, làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi, điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế…

Cùng với đó, huyện cũng đã triển khai kịp thời, đúng đối tượng chính sách về hỗ trợ sản xuất các loại cây, con giống phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ tiền khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang; hỗ trợ tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng sản xuất; hỗ trợ nhân rộng các mô hình giảm nghèo; chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, chính sách tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động tại các thị trường trong và ngoài nước... 

Thống kê trong năm 2019, huyện Điện Biên Đông đã phê duyệt 14 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ mua 294 con bò và 42 con trâu hỗ trợ cho 349 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, với tổng số tiền trên 4 tỷ đồng; 2 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo từ nguồn kinh phí Chương trình 135 với 62 hộ tham gia, tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 754 triệu đồng để mua 43 con bò và 19 con trâu sinh sản; gần 99% số hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; tổ chức cho gần 2.500 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp ngoài huyện và nước ngoài. 

Ngoài ra, huyện cũng giải ngân hàng chục tỷ đồng cho các chương trình khác về giảm nghèo như: Hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ về giáo dục; đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Nhờ vậy, năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm 5%, xuống còn 50% so với năm 2018.

Ông Lò Văn Thao, Trưởng phòng Dân tộc huyện Ðiện Biên Ðông cho biết: Với các chính sách đặc thù hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, huyện đã nghiên cứu đầu tư có trọng tâm trọng điểm và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Trong đó, việc đầu tư xây dựng hàng chục công trình nước sinh hoạt, đường giao thông liên bản, thủy lợi. Các công trình này hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa của Nhân dân, phục vụ sản xuất. 

Ðến nay, cơ bản các xã có đường ô tô đến trung tâm, nhiều tuyến đường liên xã, liên bản được nâng cấp; 100% số xã trên địa bàn có điện lưới quốc gia; trên 85% dân số được sử dụng nguồn nước sinh hoạt; 100% số xã có sóng điện thoại di động. Hệ thống trường lớp học được đầu tư xây dựng, trên 80% phòng học ở các điểm bản được kiên cố. Số trạm y tế đạt chuẩn cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn. 

“Có thể thấy các chính sách dân tộc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất… đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo, làm thay đổi nhận thức, tạo việc làm, thu nhập giúp bà con từng bước thoát nghèo. Những kết quả đó là động lực cho đồng bào các dân tộc trong huyện tiếp tục vươn lên, xóa đói giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống, góp phần thu hẹp khoảng cách văn hóa - xã hội với vùng thấp”, ông Thao nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.