Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mỹ Xuyên (Sóc Trăng): Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Phương Nghi - 09:53, 17/12/2019

Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer (16.384 hộ, chiếm 33,14%). Sau nhiều năm thực hiện hiệu quả Chương trình 135 đã giúp đời sống của người dân ở Mỹ Xuyên không ngừng phát triển.

Mỹ Xuyên (Sóc Trăng): Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc
Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, anh Điền Sang ở ấp Đại Nghĩa Thắng (xã Đại Tâm) thực hiện mô hình cây màu chuyên canh cho thu nhập ổn định và đã thoát nghèo
Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, anh Điền Sang ở ấp Đại Nghĩa Thắng (xã Đại Tâm) thực hiện mô hình cây màu chuyên canh cho thu nhập ổn định và đã thoát nghèo

Ông Thạch Dương Nhanh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mỹ Xuyên cho biết: Những năm qua, Mỹ Xuyên đã hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn Chương trình 135 cho các ấp, xã đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí trên 33,6 tỷ đồng.

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã vận động, khuyến khích đồng bào DTTS chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đào tạo nghề cho gần 3.900 người DTTS, giải quyết việc làm cho trên 4.400 lao động là người DTTS. Qua đó, đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS xuống còn 763 hộ, chiếm 49% tổng số hộ nghèo.

Hiện nay, 6 xã thực hiện Chương trình 135 đều có đường giao thông nông thôn nối ấp liền ấp, ấp đến trung tâm xã. Hầu hết, các công trình đều sử dụng lao động tại địa phương, bảo đảm đúng nguyên tắc xã có công trình, dân có việc làm, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Tham Đôn là một trong những xã có đông đồng bào DTTS của huyện Mỹ Xuyên (chiếm trên 73,4%). Thời gian qua, nhờ các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã tạo điều kiện cho đồng bào phát triển kinh tế gia đình, vươn lên ổn định cuộc sống.

Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, chị Thạch Sà Rươl ấp Tâm Kiên (xã Đại Tâm) thực hiện mô hình trồng hẹ chuyên canh cho thu nhập ổn định và đã thoát nghèo
Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, chị Thạch Sà Rươl ấp Tâm Kiên (xã Đại Tâm) thực hiện mô hình trồng hẹ chuyên canh cho thu nhập ổn định và đã thoát nghèo

Ông Trương Văn Tửng, Phó Chủ tịch UBND xã Tham Đôn cho biết: Chương trình 135 tiếp tục được khẳng định là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với vùng sâu, vùng xa ĐBKK có đông đồng bào DTTS sinh sống. Qua đó, đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer.

Hiện nay, Tham Đôn chỉ còn 77 hộ DTTS nghèo (chiếm 4,3%), gần 100% đồng bào DTTS có điện sử dụng, trên 98% hộ DTTS có nước sinh hoạt sử dụng, 100% đồng bào DTTS được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Hy vọng trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình 135 tiếp tục tạo “đòn bẩy” để kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương của huyện Mỹ Xuyên tiếp tục phát triển, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có điều kiện thuận lợi để vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống, góp phần đưa Mỹ Xuyên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.