Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Trình diễn các trò chơi truyền thống dân tộc

Ngọc Thu - 06:31, 15/04/2024

Ngày 14/4, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã diễn ra các trò chơi truyền thống dân tộc như đi cà kheo, giã gạo chày đôi, nhảy bao bố tiếp sức.

Đoàn nghệ nhân Tp. Pleiku trình diễn tiết mục đi cà kheo trên nền nhạc dân tộc đặc sắc
Đoàn nghệ nhân Tp. Pleiku trình diễn tiết mục đi cà kheo trên nền nhạc dân tộc đặc sắc

Tại Chương trình, các nghệ nhân đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố đã thể hiện sức mạnh, sự khéo léo, tinh thần đoàn kết dân tộc qua từng môn trình diễn. Các phần trình diễn đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức, cổ vũ.

Trình diễn giã gạo chày đôi của nghệ nhân Gia Rai
Trình diễn giã gạo chày đôi của nghệ nhân Gia Rai

Điểm cơ bản của những trò chơi văn hóa truyền thống dân tộc là không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật, khá đơn giản, dễ chơi, quy tụ đông đảo mọi người cùng tham gia và không phân biệt giới tính, tuổi tác... Sự thể hiện, cạnh tranh ở trong trình diễn đi cà kheo, giã gạo chày đôi, nhảy bao bố tiếp sức đã góp phần giúp Ngày hội thêm náo nhiệt, hấp dẫn, gắn kết.

Các nghệ nhân Ba Na sôi nổi tham gia trình diễn hoạt động giã gạo chày đôi
Các nghệ nhân Ba Na sôi nổi tham gia trình diễn hoạt động giã gạo chày đôi

Trong cuộc sống hiện nay, bên cạnh các môn thể thao hiện đại, nhiều trò chơi truyền thống dân tộc đến nay tại Gia Lai vẫn được duy trì và khẳng định sức hút mạnh mẽ trong các buôn làng. Đây không chỉ là trò chơi vận động giúp người dân rèn luyện sức khỏe, mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Phần trình diễn nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn đi cà kheo của đoàn nghệ nhân huyện Chư Păh
Phần trình diễn nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn đi cà kheo của đoàn nghệ nhân huyện Chư Păh

Ông Nguyễn Quang Tuệ - Trưởng phòng Quản lý văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: Chúng tôi đánh giá cao các hoạt động trình diễn trò chơi vận động đã thu hút không chỉ người lớn tuổi, mà còn lớp trẻ nhiệt tình tham gia và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ khán giả. Bên cạnh việc quan tâm đầu tư phát triển các môn thể thao hiện đại, để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc thông qua các trò chơi văn hóa truyền thống dân tộc, Sở luôn khuyến khích các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh lồng ghép các nội dung thi đấu thể thao dân tộc vào các dịp lễ, hội…

Các đoàn tham gia sôi nổi trò chơi nhảy bao bố tiếp sức
Các đoàn tham gia sôi nổi trò chơi nhảy bao bố tiếp sức

"Để động viên tinh thần các đoàn tham gia trình diễn, chúng tôi đã chọn ra đoàn trình diễn tốt như đoàn Tp. Pleiku, huyện Chư Păh để trao giải. Qua đó, các đoàn tham gia trình diễn sẽ tiếp tục cố gắng hơn trong Ngày hội văn hóa các dân tộc tiếp theo. Hàng năm, Sở sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động trò chơi văn hóa truyền thống dân tộc trong những dịp lễ, hội... góp phần giúp dân làng tạo môi trường hoạt động văn hóa sôi động vừa rèn luyện sức khỏe, tinh thần thể dục thể thao, mà còn kết nối cộng đồng, giao lưu học hỏi, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc", ông Nguyễn Quang Tuệ thông tin thêm.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.