Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Đêm hội “Sức sống cội nguồn” tôn vinh văn hóa các dân tộc

Ngọc Thu - 05:54, 14/04/2024

Tối 13/4, tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức đêm hội “Sức sống cội nguồn” tôn vinh văn hóa các dân tộc. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III - năm 2024.

Nghệ nhân các dân tộc tỉnh Gia Lai giao lưu tại Đêm hội “Sức sống cội nguồn”
Nghệ nhân các dân tộc tỉnh Gia Lai giao lưu tại Đêm hội “Sức sống cội nguồn”

Dự đêm hội có lãnh đạo tỉnh và gần 800 nghệ nhân đến từ các huyện, thị xã, thành phố. Đêm hội thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến xem và trải nghiệm sắc màu văn hóa các dân tộc.

Tỉnh Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Kinh chiếm gần 54%, các dân tộc thiểu số chiếm trên 46% dân số toàn tỉnh. Ngày hội văn hóa các dân tộc là dịp để tôn vinh sắc màu văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

(Tin PV) Gia Lai: Đêm hội “Sức sống cội nguồn” tôn vinh văn hóa các dân tộc 1

Phát biểu trong đêm hội, ông Trần Ngọc Nhung - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, cho biết: Ngày hội năm nay chúng ta chào đón gần 800 nghệ nhân đại diện cho 7 dân tộc của tỉnh, trong đó có 342 nghệ nhân Ba Na, 389 nghệ nhân Gia Rai, 19 nghệ nhân Tày, 12 nghệ nhân Kinh, 6 nghệ nhân Mường, 2 nghệ nhân Mông và 3 nghệ nhân Thái. 

 Ban tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc trao hoa cho các đoàn tham gia tại đêm hội
Ban tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc trao hoa cho các đoàn tham gia tại đêm hội

"Đây là dịp để đồng bào các dân tộc trong tỉnh gặp gỡ, giao lưu, tôn vinh và nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng. Qua đây, chúng ta một lần nữa khẳng định, văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia lai rất phong phú, đa dạng. Nhiệm vụ của chúng ta là hỗ trợ đồng bào gìn giữ, trao truyền những giá trị ấy, từng bước biến các giá trị văn hóa đặc sắc trở thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch" -  ông Trần Ngọc Nhung nhấn mạnh.

Đoàn nghệ nhân dân tộc Tày trình diễn hát then đàn tính “Sự nghiệp hồ Chí Minh vĩ đại”
Đoàn nghệ nhân dân tộc Tày trình diễn hát then đàn tính

Đêm hội là dịp để các đoàn nghệ nhân ghi dấu ấn văn hóa đặc sắc qua cá các tiết mục đặc trưng. Các nghệ nhân Ba Na, Gia Rai mang đến các tiết mục mãn nhãn người xem với những dàn cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc trên sân khấu như: cồng chiêng “Mừng nhà rông mới”, trình diễn nhạc cụ dân tộc “Em đẹp như hoa pơ lang”, trình diễn cồng chiêng “Lễ bỏ mả”, trình diễn cà kheo nghệ thuật “Hoa rừng”. Các nghệ nhân còn mang đến một Tây Nguyên hùng vĩ và trữ tình với tiết mục dân vũ “Dòng suối mênh mông”, hay tam ca nam “Những chàng trai dũng cảm”, dân ca “Theo dấu chân cha”…

Đoàn nghệ nhân Ba Na trình diễn cồng chiêng tại đêm hội
Đoàn nghệ nhân Ba Na trình diễn cồng chiêng

Cùng với đó, các dân tộc khác cũng góp sắc màu cho đêm hội với các tiết mục đặc trưng vùng miền như hát chèo “Tình mẹ cho con”, hát then đàn tính “Sự nghiệp hồ Chí Minh vĩ đại”. Ngoài ra, nghệ nhân các đoàn còn khiến khán giả mãn nhãn với phần trình diễn trang phục các dân tộc trên nền hòa tấu nhạc cụ dân tộc do đoàn nghệ nhân Tp. Pleiku hỗ trợ.

Phần trình diễn trang phục các dân tộc đặc sắc, hấp dẫn khán giả
Phần trình diễn trang phục các dân tộc đặc sắc, hấp dẫn khán giả

Ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III còn là hoạt động nhằm hưởng ứng các ngày lễ lớn, thiết thực kỷ niệm 78 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku (19/4/1946 - 19/4/2024), chào mừng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4), 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.