Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai thành lập 87 tổ truyền thông cộng đồng tại cơ sở

Ngọc Thu - 19:01, 28/07/2023

Triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021- 2025, đến nay, tỉnh Gia Lai đã thành lập và duy trì 87 tổ truyền thông cộng đồng tại cơ sở.

Lễ ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” tại làng Mun, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, Gia Lai
Lễ ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại làng Mun, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, Gia Lai

Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn củng cố, nâng chất lượng, thành lập mới 18 địa chỉ tin cậy; thành lập 15 Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi; tổ chức 5 lớp tập huấn hướng dẫn giám sát và đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ xã, thôn; tổ chức 8 cuộc tập huấn lồng ghép cho cán bộ huyện, xã và cán bộ thôn, bản tại các thôn. 

Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc, nhất là ở địa bàn đặc biệt khó khăn, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó đối tượng thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em gái người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn, lấy chồng nước ngoài trở về, phụ nữ khuyết tật.

Được biết, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em hiện nay đã giải ngân thêm gần 2,5 tỷ đồng. Đồng thời, tỉnh Gia Lai có Kế hoạch số 1653/KH-UBND về việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" năm 2023. 

Kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể: Thành lập 128 Tổ truyền thông cộng đồng; hỗ trợ 3 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường; 25 Địa chỉ tin cậy cộng đồng được củng cố, nâng chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có/hoặc thành lập mới; 80% phụ nữ thuộc nhóm dân tộc có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn; 35 câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi của trẻ em được thành lập, nâng cao năng lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động; 80 cán bộ nữ DTTS cấp huyện, cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực phù hợp…

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.