Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Ra mắt 2 mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” và “Địa chỉ tin cậy cộng đồng”

Ngọc Thu - 22:07, 14/02/2023

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Păh (Gia Lai) vừa tổ chức ra mắt 2 mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” và “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” tại làng Mun, thị trấn Ia Ly. Ban điều hành của 2 mô hình gồm Trưởng thôn, già làng uy tín, Chi hội trưởng Phụ nữ, Công an viên.

Mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” ra mắt tại làng Mun, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh
Mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” ra mắt tại làng Mun, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh

Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” được ra mắt là mô hình tự quản dựa vào cộng đồng trên tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch và tình nguyện. Tổ truyền thông có nhiệm vụ xác định các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết của phụ nữ và trẻ em tại địa phương để tuyên truyền, giải quyết, vận động người dân thay đổi.

Bên cạnh đó, Tổ cũng xác định nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với đặc thù địa phương; thực hiện công tác báo cáo, đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động truyền thông. Việc thực hiện các hoạt động truyền thông tận dụng tối đa lợi thế của các nền tảng số như ứng dụng Zalo, Facebook...

Ban điều hành của 2 mô hình gồm Trưởng thôn, già làng uy tín, Chi hội trưởng Phụ nữ, Công an viên
Ban điều hành của 2 mô hình gồm Trưởng thôn, già làng uy tín, Chi hội trưởng Phụ nữ, Công an viên

Mô hình "Địa chỉ tin cậy cộng đồng” nhằm huy động sự tham gia của cán bộ, hội viên, phụ nữ và cộng đồng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Mô hình trao quyền cho các thành viên để trở thành tình nguyện viên trong cộng đồng, tham gia và tổ chức các hoạt động bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại địa phương; phá vỡ sự im lặng và sẵn sàng lên tiếng về tình trạng bạo lực trên cơ sở giới có liên quan tới xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình...

Dịp này, chương trình đã tổ chức truyền thông các quy định của pháp luật liên quan đến tảo hôn, giáo dục nâng cao nhận thức về làm mẹ an toàn và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trên 100 hội viên phụ nữ và người dân làng Mun.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.