Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bắc Kạn: Ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

T.Hợp - 10:10, 01/12/2022

Để triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021- 2025. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bắc Kạn vừa tổ chức Lễ ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng và truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong gia đình tại thôn Bản Đính, xã Nghiên Loan (Pác Nặm) và thôn Loỏng Lứng, xã Yến Dương (Ba Bể).

Tổ truyền thông cộng đồng thôn Bản Đính, xã Nghiên Loan (Pác Nặm).
Tổ truyền thông cộng đồng thôn Bản Đính, xã Nghiên Loan (Pác Nặm).

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2022, gồm 10 dự án thành phần, trong đó giao Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. 

Dự án 8 tập trung tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục lạc hậu và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và Người có uy tín trong cộng đồng.

Theo đó, Dự án sẽ tiến hành xây dựng điểm các mô hình, hoạt động can thiệp tại các huyện; đánh giá, rút kinh nghiệm để lan tỏa, nhân rộng các mô hình trên phạm vi toàn tỉnh. Từ năm 2022 - 2025, mỗi huyện lựa chọn 01 xã phù hợp để tập trung nguồn lực và can thiệp toàn diện các mô hình dự án, các xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, xã ATK chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

Để triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án 8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn vừa tổ chức Lễ ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng và truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong gia đình tại thôn Bản Đính, xã Nghiên Loan (Pác Nặm) và thôn Loỏng Lứng, xã Yến Dương (Ba Bể).

Tại Lễ ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng và truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong gia đình, Hội LHPN 2 xã công bố quyết định thành lập và thông qua quy chế hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng. 

Mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng" được thành lập với mục đích tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Số lượng thành viên mỗi tổ từ 7 – 10 người, là bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, đại diện ban công tác mặt trận, các đoàn thể ở địa phương, Người có uy tín.

Sau Lễ ra mắt, Hội LHPN tỉnh triển khai truyền thông về chủ đề "Thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà"./.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.