Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Gia Lai: Phát hiện xưởng gỗ "lạ" hoạt động ngay khu vực biên giới

Ngọc Thu - 16:54, 08/04/2022

Ngày 8/4, theo phản ánh của người dân, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển tìm đến suối Mơ, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông đã phát hiện xưởng gỗ "lạ” với nhiều hoạt động bất thường.

Nhiều lóng gỗ nằm phía ngoài xưởng được xếp lên xe đưa vào khu vực chế biến
Nhiều lóng gỗ nằm phía ngoài xưởng được xếp lên xe đưa vào khu vực chế biến

Theo ghi nhận, xưởng gỗ này nằm trên bãi đất cạnh suối Mơ, cách cầu Ia Mơ về hướng Tây khoảng 300 m, cách UBND xã Ia Mơ 700m, cách Tổ công tác địa bàn thuộc Đồn Biên phòng Ia Mơ 500 m. Xưởng gỗ có 2 lối, được vây kín bằng trụ sắt và tôn lợp, bên trong có 5 khối nhà tạm được dựng lên khá kiên cố. Đây cũng là nơi đang chứa nhiều khối gỗ được xẻ thành phẩm chờ đưa đi tiêu thụ.

Tại đây, hoạt động khai thác, vận chuyển, sơ chế ở khu vực xưởng gỗ trên diễn ra theo tuần tự: Gỗ được khai thác, tận thu thân gốc tại nhiều nơi trong khu vực biên giới xã Ia Mơ, sau đó số gỗ này được cắt thành từng đoạn ngắn để tiện vận chuyển rồi tập kết trên trục đường lớn hướng về trung tâm xã. Với nhiều phương tiện khác nhau, gỗ lại tiếp tục được đưa đến khu vực xưởng chế biến nằm cạnh bờ suối. Và từ đây, các khối gỗ được cắt gọt thành từng thanh gỗ vuông vức với nhiều kích thước, số gỗ này sau khi gom đủ khối lượng sẽ đưa đi tiêu thụ. Đa phần số gỗ được chế biến tại khu vực xưởng là gỗ thuộc nhóm 1 - 3.

Xe ô tô chở gỗ vào tận khu vực chế biến ngay tại khu vực biên giới, nơi có sự giám sát chặt chẽ từ các lượng lượng chức năng và chính quyền địa phương.
Xe ô tô chở gỗ vào tận khu vực chế biến ngay tại khu vực biên giới, nơi có sự giám sát chặt chẽ từ các lượng lượng chức năng và chính quyền địa phương.

Theo người dân sinh sống ở đây cho biết, xưởng gỗ này hình thành khá lâu. Gỗ đa phần là gốc, thân cây có kích thước tương đối lớn được tận thu trong rừng rồi đưa về xưởng chế biến. Số gỗ được tập kết cả ngày đưa về chất thành cụm lớn ngay phía ngoài xưởng, sau đó chất lên ô tô vận chuyển vào trong xưởng. Mỗi ngày, xe chở gỗ thường xuyên tập kết về xưởng tại xã Ia Mơ .

Điều đáng nói, xưởng gỗ hoạt động cách UBND xã Ia Mơ và Tổ công tác địa bàn không xa, nhưng hoạt động vận chuyển gỗ, cưa, xẻ rầm rộ tại khu vực biên giới lại không hề bị cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra, xử lý?

Ngay khu vực biên giới Ia Mơ, xưởng gỗ hoạt động trong thời gian dài mà không bị cơ quan chức năng phát hiện
Ngay khu vực biên giới Ia Mơ, xưởng gỗ hoạt động trong thời gian dài mà không bị cơ quan chức năng phát hiện

Để tìm hiểu rõ hơn về xưởng gỗ tại bờ suối Ia Mơ nằm cạnh Đồn Biên phòng Ia Mơ hoạt động và khai thác có đúng quy định hay không, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có liên hệ qua điện thoại với Chủ tịch UBND xã Ia Mơ, tuy nhiên không nhận được câu trả lời nào.

Việc xưởng gỗ hoạt động trong thời gian dài tại khu vực biên giới Ia Mơ có được cơ quan chức năng cấp phép hay không? Lượng gỗ chế biến mỗi ngày là nguồn gỗ từ đâu? Nhà xưởng, thiết bị máy móc dùng chế biến gỗ đặt cạnh bờ suối có đúng quy định?

Sau khi nhận được thông tin, ông Nguyễn Hữu Huân - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết sẽ lực lượng chức năng sẽ nhanh chóng kiểm tra và thông tin lại cho phóng viên.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!