Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đưa bài hát viết về địa phương vào trường học: Cách làm hay ở Chư Jút

PV - 10:06, 24/04/2018

Đưa bài hát địa phương vào giảng dạy trong trường học là chương trình vừa được ngành Văn hóa-Thông tin phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Jút (Đăk Nông) thực hiện.

Với cách làm này, huyện Chư Jút mong muốn thế hệ trẻ sẽ tích cực phát huy khả năng của mình trong việc bảo tồn và gìn giữ những giá trị truyền thống của quê hương.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Jút có 31 trường tiểu học và trung học cơ sở, với hơn 14.000 học sinh. Qua thống kê của ngành Giáo dục huyện, đa phần các em học sinh không am hiểu nhiều về các giá trị văn hóa tại vùng quê mình đang sinh sống.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Jút, việc đưa bài hát địa phương vào giảng dạy trong bục giảng không chỉ đơn thuần là dạy hát, mà còn giúp học sinh nhận ra được những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương. Từ đó, các em học sinh sẽ biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc.

Các bài hát viết về huyện Chư Jút được các em học sinh hưởng ứng, ghi chép, học thuộc. Các bài hát viết về huyện Chư Jút được các em học sinh hưởng ứng, ghi chép, học thuộc.

 

Hiện nay, các trường học từ cấp mầm non đến cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện đều bố trí các tiết giảng dạy những bài hát về địa phương Chư Jút. Ngoài ra, các trường cũng chú trọng tổ chức các hoạt động như giao lưu ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt đội… để đưa các bài hát về quê hương đến với học sinh.

Em Nguyễn Hà Quốc Dũng, học sinh Trường THCS Phạm Văn Đồng (Chư Jút), hào hứng cho biết: Sau khi nhà trường triển khai đưa các bài hát về huyện Chư Jút vào các tiết học, em đã hiểu biết nhiều hơn về quê hương của mình. Không chỉ có em mà nhiều bạn khác trong trường cũng hào hứng với những tiết học như thế này. Qua đây, chúng em thấy bản thân phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc phát huy những bài hát truyền thống của quê hương.

Tìm hiểu ở nhiều trường học cho thấy, sau khi huyện Chư Jút triển khai chương trình đưa bài hát địa phương vào giảng dạy, phần lớn các em học sinh đều ghi chép, học thuộc bài hát và thường xuyên hát. Cô giáo Lê Thị Vân Anh, giáo viên bộ môn âm nhạc, Trường THCS Phạm Văn Đồng, chia sẻ: “Những bài hát viết về huyện Chư Jút được các nhạc sĩ viết vào giai đoạn trước, thời kỳ trước. Thế nhưng, ngay từ buổi đầu đưa vào giảng dạy, các em học sinh đều hào hứng lắng nghe, học thuộc. Cái được của chương trình này là giúp các em học sinh đoàn kết, cùng chung tay bảo tồn truyền thống, xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu đẹp hơn”.

Theo ông Thạch, để các bài hát viết về huyện Chư Jút phát huy hiệu quả trong trường học, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan. Trong đó, nhà trường cần chú trọng phương pháp giảng dạy, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, sân khấu để giúp học sinh có sự đam mê, tiếp cận nhanh các bài hát. Trong thời gian tới, huyện cũng sẽ tổ chức chương trình liên hoan âm nhạc học sinh hát về quê hương, đất nước nói chung, Chư Jút nói riêng nhằm động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh trên địa bàn.

PHAN TUẤN

Tin cùng chuyên mục
Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các nhà trường tại những vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ thực hiện giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn để bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình theo khung thời gian năm học, không gây áp lực, quá tải cho giáo viên và học sinh.