Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bào Khmer ở Vĩnh Long: Đón Sen Đolta ấm cúng, an lành, tiết kiệm

TRƯƠNG THANH LIÊM - 09:42, 21/09/2020

Lễ Sen Đolta là 1 trong 3 lễ hội truyền thống quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên hầu hết người dân Khmer ở Vĩnh Long đã đón Lễ Sen Đolta trong không khí ấm cúng, an lành, tiết kiệm.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Rón chúc mừng Lễ Sen Đolta tại chùa Kỳ Son (xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình).
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Rón chúc mừng Lễ Sen Đolta tại chùa Kỳ Son (xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình).

Duy trì phần lễ

Chúng tôi có mặt tại chùa Gò Xoài, 1 trong 3 ngôi chùa đẹp ở xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn trong những ngày đang diễn ra các hoạt động văn hóa cổ truyền chào mừng Lễ Sen Đolta năm 2020. Ông Thạch Dương, Phó Ban Quản trị chùa cho biết: “Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhà chùa đã khuyến cáo bà con không nên đến chùa đông người như những năm trước. Mỗi hộ gia đình chỉ cử một đại diện đến làm lễ tại chùa. Các gia đình làm lễ tri ân ông bà, tổ tiên tại nhà. Từ đó số người đến chùa đã giảm trên 50% so với năm trước”.

Cũng theo ông Dương, năm nay hầu hết các chùa trên địa bàn huyện Trà Ôn chỉ giữ lại phần lễ (gồm lễ tiếp nhận vật phẩm cúng của phật tử, Lễ cầu nguyện). Còn phần hội (các hoạt động triển lãm sách, trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao…) đều không tổ chức để bảo đảm an toàn cho cộng đồng.

Bà Thạch Sa Ri, ngụ tại xã Tân Mỹ cho biết thêm: “Theo khuyến cáo của sư cả và chính quyền địa phương, gia đình tôi chỉ cử 1 người đến chùa hành lễ, tất cả thành viên còn lại tổ chức lễ cúng tại nhà trong không khí giản đơn tiết kiệm, chủ yếu là cầu nguyện cho gia đình hạnh phúc, sức khỏe đủ đầy, mùa màng trúng lớn. Riêng 2 đứa con đang theo học đại học ở TP. Hồ Chí Minh năm nay không về quê đón Lễ như mọi năm”.

Một cách làm khá mới lạ và hiệu quả được các chùa thực hiện là việc phát trực tiếp các nghi thức hành lễ tại chùa, các bài nói chuyện, niệm kinh của các sư cả trụ trì để các phật tử có thể ở tại nhà nhưng vẫn theo dõi đầy đủ các nghi lễ.

Thượng tọa Thạch Sà Rốt, trụ trì chùa Gò Xoài cho rằng, đây là phương thức truyền bá rất mới, hiệu quả, an toàn để phòng dịch bệnh Covid-19. Bà con phấn khởi theo dõi và đồng thuận cao”.

Bà con Khmer đến chùa Gò Xoài (xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn) dịp Lễ Sen Đolta năm nay.
Bà con Khmer đến chùa Gò Xoài (xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn) dịp Lễ Sen Đolta năm nay.

Sự quan tâm của chính quyền

Vĩnh Long hiện có 2 đơn vị cấp xã có đông đồng bào Khmer sinh sống là xã Loan Mỹ (huyện Tam Bình) và xã Tân Mỹ (huyện Trà Ôn). Trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương cùng các ban ngành, đoàn thể đã có nhiều giải pháp để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con Khmer thông qua các dự án, chương trình hỗ trợ vốn vay, cây, con giống, xây dựng nhà ở, cầu, đường giao thông, trường học, điện, nước sạch sinh hoạt cùng với nhiều chính sách khuyến học, khuyến tài khác.

Lễ Sen Đolta năm nay, lãnh đạo các cấp từ tỉnh đến thành phố, thị xã, huyện, phường xã đều tổ chức các đoàn đi thăm viếng, tặng quà cho các chùa Khmer và một số gia đình Khmer tiêu biểu, các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó, ngành Y tế cũng đã tổ chức nhiều đoàn khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con các xã có đông người dân tộc Khmer.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.