Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều người dân phớt lờ với cảnh báo thiên tai

PV - 14:38, 10/01/2018

Mặc dù cơn bão số 16 (Tembin) vừa qua khi đi vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bất ngờ chuyển hướng, suy yếu nên vùng bị ảnh hưởng không bị thiệt hại nặng lề. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong công tác chuẩn bị “đón” bão bà con vẫn rất chủ quan, thiếu cảnh giác. Tại nhiều địa phương, khi lực lượng chức năng chở các bao cát đến để giúp người dân chằng chống nhà cửa nhưng người dân không chịu, vì cho rằng dự báo bão chứ ít khi có bão thật...

Người dân ven biển được đưa đến nơi trú bão an toàn. Người dân ven biển được đưa đến nơi trú bão an toàn.

 

Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương: Bão số 16 (tembin) được đánh giá là một trong những cơn bão mạnh nhất trong năm. Nếu bão thực sự vào đất liền, cấp thảm họa có thể lên đến cấp 4.

Ông Nguyễn Minh Cảnh, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cho biết: “Để chuẩn bị ứng phó với bão, chính quyền, bộ đội biên phòng, đoàn thể đã đến từng hộ dân nơi cửa sông, cửa biển những chỗ có khả năng bị ảnh hưởng cao nhất để giúp bà con. Tuy nhiên, hầu như bà con không có động thái gì lo lắng, hoặc có cũng chỉ đối phó với chính quyền. Nhiều hộ dân được vận động nhưng không chịu di dời, chính quyền địa phương phải dùng biện pháp cưỡng chế vào nơi an toàn”.

Mặc dù, đã thực hiện theo hướng dẫn của lãnh đạo địa phương di dời đến nơi trú bão an toàn, nhưng bà Huỳnh Thanh Thuý, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu vẫn vô tư nói: Ban đầu tôi không có ý định di tản đâu, thấy mấy chú nhiệt tình qúa nên đi với mọi người cho vui, chứ tôi biết không có bão gì mùa này cả. Giáp Tết, gió chướng có mưa là lạ lắm rồi. Tôi không làm gì, ở nhà thì đi trú bão mấy ngày cũng được, chứ mấy đứa cháu đi làm, kêu nó nghỉ khó lắm.”

Cùng suy nghĩ với bà Thuý, bà Danh Thượng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang cho rằng: “nghe đài báo bão vào mùa này, tôi thấy cũng lạ nên theo dõi ông trời suốt mấy ngày liền, chỉ có gió lớn hơn mọi hôm nhưng đâu thấy tín hiệu gì của mưa bão”.

Thực tế bão số 16 đã không gây ảnh hưởng lớn. Nhưng đây chỉ là yếu tố bất ngờ may mắn do bão chuyển hướng đột ngột và suy yếu. Giả sử không có yếu tố bất ngờ này, thì không biết hậu quả sẽ lớn đến mức nào

Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhận định: “dù cơn bão số 16 không đổ bộ vào đất liền, nhưng qua việc chuẩn bị ứng phó với bão đã cho địa phương nhiều kinh nghiệm quý báu. Trước hết, qua đây, lãnh đạo tỉnh rút được nhiều bài học về công tác chỉ đạo điều hành. Đặc biệt, qua sự việc lần này, chúng tôi nhận thấy tinh thần cảnh giác của người dân vẫn hết sức chủ quan. Vì vậy, thời gian sau này, lãnh đạo tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân để họ nhận diện rõ ràng về hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhất là trong bối cảnh thời tiết ngày càng cực đoan, không theo một quy luật nào, không phân biệt mùa mưa hay nắng như ở Nam bộ.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Hải, Phó Tư lệnh Quân khu 9, thành viên Sở Chỉ huy ứng phó bão các tỉnh ven biển cũng nhấn mạnh, ngoài công tác ứng phó, cơ quan chức năng cần chủ động dự báo sớm, thông tin nhanh chóng, chính xác, đưa ra cảnh báo cụ thể để người dân có đầy đủ thông tin, chủ động tìm các biện pháp phòng, chống thiên tai. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, đưa tin, phản ánh kịp thời, sâu rộng về các hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai trên các phương tiện thông tin truyền thông, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong chủ động phòng, chống ứng phó với thiên tai.

Hiện nay, Tây Nam bộ là một trong những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Vì vậy, mỗi gia đình và từng người dân cần nhận thức đầy đủ hậu quả của thiên tai; để từ đó chủ động trong việc nắm bắt thông tin, tích cực phòng tránh, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho chính bản thân và gia đình mình...

Hạnh Nguyên

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.