Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đơn Dương (Lâm Đồng) chú trọng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Minh Thu - 14:13, 03/10/2024

Xác định việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi công nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS, thời gian qua, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, chú trọng nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Người dân xã Ka Đô thành công với mô hình trồng hoa cúc trong nhà kính.
Người dân xã Ka Đô thành công với mô hình trồng hoa cúc trong nhà kính

Phát huy tiềm năng, lợi thể để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp huyện Đơn Dương, trong thời gian qua, kết quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao vùng đồng bào DTTS đã mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cho người dân biết cách khai thác nguồn tài nguyên đất hợp lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Nhờ đó, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đơn Dương được nâng cao, điều kiện sống ổn định, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Là một trong những địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, từ nhiều năm qua, chính quyền xã Ka Đô tích cực thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong đó, người dân mạnh dạn đầu tư hệ thống nhà kính, nhà lưới nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Phần, ở thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, từ năm 2018, gia đình anh đã đầu tư hệ thống nhà kính để trồng các loại hoa cúc với hệ thống tưới tiêu tự động và đèn chiếu sáng ban đêm nhằm đảm bảo không khí được điều hòa phù hợp cho hoa phát triển.

“Thấy được hiệu quả sau khi thử nghiệm, tôi chuyển đổi diện tích hoa cúc lên 5,5 sào hoa cúc, ứng dụng công nghệ cao trong chăm sóc. Đến nay, mỗi sào hoa, sau khi trừ chi phí. gia đình thu về 50 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn tận dụng đất, trồng thêm các loại rau ngắn ngày để tăng thu nhập” - anh Phần chia sẻ.

Tại xã Tu Tra, nhiều năm nay, chị Ma Đậm được biết đến là một trong những người đầu tiên thực hiện mô hình canh tác rau hữu cơ. Khởi đầu từ khu vườn 1.000m2 của gia đình năm 2017, được sự hỗ trợ của Tổ chức Caritas Đà Lạt, chị cùng với các phụ nữ khác trong thôn thành lập Tổ hợp tác rau hữu cơ IEM Gõh Churu, với 10 thành viên là đồng bào dân tộc Chu Ru.

Tổ hợp tác rau hữu cơ IEM Gõh Churu, với 10 thành viên là đồng bào dân tộc Chu Ru.
Tổ hợp tác rau hữu cơ IEM Gõh Churu, với 10 thành viên là đồng bào dân tộc Chu Ru

Hiện, Tổ hợp tác rau hữu cơ IEM Gõh Churu sở hữu khoảng 7.000m2 đất, canh tác các loại nông sản, củ, quả với quy trình chăm sóc nghiêm ngặt, đảm bảo yêu cầu hữu cơ. Nhờ sản xuất khoa học, mỗi tháng, Tổ hợp tác cung ứng trên 1 tấn nông sản sạch, với giá cao hơn thị trường từ 30 - 35%, giúp thành viên nâng cao thu nhập.

“Bên cạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, việc canh tác nông nghiệp theo phương thức hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường chính là điểm tựa duy trì tính ổn định, bền vững của Tổ hợp tác. Đây cũng là chìa khóa giúp duy trì thu nhập ổn định cho thành viên” - chị Ma Đậm cho biết.

Huy động và triển khai hỗ trợ các nguồn vốn kịp thời cho nông dân

Theo ông Lê Minh Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Ka Đô, từ khoảng năm 2018 trở lại đây, dưới định hướng của chính quyền xã và ngành Nông nghiệp, trên địa bàn hình thành nhiều mô hình sản xuất rau, hoa, quả công nghệ cao với trình độ thâm canh ngày càng cao, cung cấp nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị. Đến nay, trên địa bàn xã Ka Đô có 2.399ha diện tích đất canh tác rau. Trong đó, có 9ha rau trong trồng trong nhà kính, hơn 1,3ha rau và 3ha hoa trồng trong nhà lưới. Xã còn có 12 vườn ươm giống cây trồng với diện tích trên 16ha.

Sản xuất cây giống cà chua chất lượng cao ở vùng nông nghiệp công nghệ cao xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương.
Sản xuất cây giống cà chua chất lượng cao ở vùng nông nghiệp công nghệ cao xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương

“Trong thời gian tới, xã sẽ tập trung chú trọng xây dựng mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết, hợp tác xã để hình thành chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu sản xuất ngành Nông nghiệp; tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; hình thành vùng sản xuất chuyên canh áp dụng một số khâu công nghệ cao và liên kết tiêu thụ sản phẩm; phát huy tối đa lợi thế của địa phương trong sản xuất nông nghiệp” - ông Huy chia sẻ thêm.

Với nhiều tiềm năng và lợi thế về thời tiết, khí hậu, tài nguyên đất, nước..., đã được tận dụng khai thác phù hợp trong nhiều năm qua, huyện Đơn Dương đã hình thành và phát triển các vùng tập trung chuyên canh rau và chăn nuôi bò sữa lớn nhất của tỉnh.

Hiện, toàn huyện có 2 vùng sản xuất rau thuộc các xã Lạc Xuân, Lạc Lâm và vùng chăn nuôi bò sữa tại địa bàn các xã Tu Tra, Đạ Ròn đã được UBND tỉnh công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ những điều kiện thuận lợi này, huyện Đơn Dương đã huy động và triển khai hỗ trợ các nguồn vốn kịp thời cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.

Kết quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao vùng đồng bào DTTS ở huyện Đơn Dương đã mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cho người dân biết cách khai thác nguồn tài nguyên đất hợp lý.
Kết quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao vùng đồng bào DTTS ở huyện Đơn Dương đã mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cho người dân biết cách khai thác nguồn tài nguyên đất hợp lý

Từ các chương trình, dự án, ngành Nông nghiệp huyện đã xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, từng bước được nhân rộng trong vùng đồng bào DTTS như: mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính với hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; mô hình ứng dụng công nghệ IOT trong nông nghiệp với bộ cảm biến vi khí hậu, giám sát độ ẩm, lượng nước thoát; phần mềm quản lý trang trại thông minh; mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong giải pháp quản lý tưới tiết kiệm nước trên cây rau giúp người sản xuất tiết kiệm được chi phí đầu vào, tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; mô hình chuyển đổi diện tích trồng cà phê kém hiệu qủa sang trồng rau, chanh leo; mô hình vỗ béo bò thịt, mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao…

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp huyện Đơn Dương, trong thời gian qua, kết quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao vùng đồng bào DTTS đã mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cho người dân biết cách khai thác nguồn tài nguyên đất hợp lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Nhờ đó, đời sống người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đơn Dương được nâng cao, điều kiện sống ổn định, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trong năm 2024, huyện Đơn Dương tiếp tục phát triển 3 vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau thuộc xã Lạc Xuân, xã Lạc Lâm và trong chăn nuôi bò sữa tại 2 xã Tu Tra và Đạ Ròn. Đồng thời phát triển thêm 4 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các loại rau tại thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân (112ha/127 hộ); khu vực Đồi Tây, thôn Quảng Thuận, xã Quảng Lập (121ha/60 hộ); thôn Nghĩa Hiệp 1 và Nghĩa Hiệp 2, xã Ka Đô (100ha/50 hộ); thôn Pró Trong, xã Pró (100ha/50 hộ).

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.