Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lâm Đồng quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Minh Thu - 18:42, 25/09/2024

Triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng luôn chú trọng, ưu tiên các nguồn lực để đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS. Từ đó, tạo động lực để đồng bào phát huy tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên xóa nghèo, chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chính quyền các địa phương ở huyện Di Linh chủ động liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi giúp người dân phát triển kinh tế.
Chính quyền các địa phương ở huyện Di Linh chủ động liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi giúp người dân phát triển kinh tế

Đời sống đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao

Từ nhiều năm qua, với chủ trương “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để giảm nghèo, chính quyền xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh đã chủ động rà soát hộ nghèo theo từng năm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng hộ để tìm giải pháp giúp đỡ.

Để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS hiệu quả, thời gian tới, Ban Dân tộc Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719).

Ông Dơ Woang Ya GươngPhó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng

Từng là hộ nghèo, được hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, anh K’Tơm - người dân xã Đinh Trang Thượng đã đầu tư trồng dâu nuôi tằm. Sau 3 năm, kinh tế gia đình anh đã có bước phát triển.

“Ở Đinh Trang Thượng, với sự hỗ trợ của Nhà nước, đã có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên mở rộng sản xuất và có đời sống khá hơn trước” - anh K’Tơm chia sẻ.

Xã Đinh Trang Thượng có gần 100% dân số là đồng bào DTTS, trong đó một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bởi thế, việc sát sao từng hộ dân vừa kịp thời động viên, giúp bà con nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vừa giúp cho việc thoát nghèo được thực hiện đúng theo nguyện vọng, mong muốn của cấp uỷ đảng, chính quyền và Nhân dân.

“Các đơn vị, địa phương phân công cán bộ đến nắm bắt hoàn cảnh và đời sống kinh tế các hộ nghèo để tham mưu, đề xuất với xã giải pháp hỗ trợ, giúp bà con vươn lên thoát nghèo. Hộ nào có đất đai, nhưng không có vốn, không áp dụng được khoa học kỹ thuật, chính quyền sẽ phân công từng đảng viên hỗ trợ cụ thể. Địa phương cũng liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi giúp các hộ phát triển kinh tế” - ông Ksor Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Trang Thượng chia sẻ.

Tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ở huyện Cát Tiên, triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2019 - 2024, huyện đã tập trung, đầu tư xây dựng 28 công trình hạ tầng giao thông; hỗ trợ các hộ đồng bào DTTS xây dựng và sửa chữa 185 căn nhà, thực hiện các dự án hỗ trợ đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, các công trình nước sinh; mở 42 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho 2.728 lao động.

Cùng với đó, huyện triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch, đề án về phát triển nông nghiệp bền vững, như: sản xuất hữu cơ, xây dựng vườn mẫu, chăn nuôi an toàn, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ... Đến nay, tỷ lệ hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn huyện Cát Tiên giảm còn 2,94% và hộ cận nghèo còn 3,64%. Kinh tế - xã hội có bước phát triển, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào được gìn giữ, phát huy; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS được giữ vững.

Tiếp tục ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Theo Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Nguyễn Tiến Dũng, phát huy kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2023, giai đoạn 2024 - 2029, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.

Cùng với đó, huyện tiếp tục ưu tiên các nguồn lực chăm lo phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, trong đó chú trọng đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án để triển khai thực giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Động viên đồng bào các DTTS tiếp tục nỗ lực vươn lên, phát huy truyền thống đoàn kết; tương thân tương ái; phát huy hơn nữa vai trò của già làng, Người có uy tín... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu được tỉnh Lâm Đồng đầu tư, xây dựng để thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS (Ảnh Báo Lâm Đồng).
Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu được tỉnh Lâm Đồng đầu tư, xây dựng để thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS (Ảnh Báo Lâm Đồng).

Ông Dơ Woang Ya Gương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: Để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS hiệu quả, thời gian tới, Ban Dân tộc Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc các cấp, Người có uy tín, trưởng thôn… để triển khai thực hiện chương trình từ tỉnh đến cơ sở được đồng bộ. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở cơ sở; đánh giá hiệu quả, phát hiện khó khăn và có giải pháp tháo gỡ kịp thời; phối hợp chặt chẽ hơn với các sở, ban, ngành để tham mưu UBND tỉnh thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719.

Dựa vào lợi thế của từng vùng, từng địa phương để đưa ra những giải pháp phù hợp, tỉnh Lâm Đồng đang khẳng định hướng đi đúng trong phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS. Thành quả trong công tác xoá đói, giảm nghèo thời gian qua ở Lâm Đồng là rất đáng ghi nhận, tạo diện mạo mới tại các huyện, thành phố. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chỉ còn 1,94%; trong đó, hộ nghèo là đồng bào DTTS chỉ còn 5,65% (khoảng 4.500 hộ).

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống, tỉnh cũng chú trọng hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, tạo động lực thúc đẩy kinh tế số.