Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đô Lương (Nghệ An): Đầu tư dở dang, trạm bơm tiền tỷ “đắp chiếu”

Vi Trạch Dương - 10:39, 03/03/2020

Năm 2014, xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) được phê duyệt tổng kinh phí gần 7,2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho Nhân dân trên địa bàn. Nhưng đến nay, dù đã giải ngân hơn 3 tỷ đồng, trạm bơm vẫn dang dở, còn người dân thì thiếu nước sinh hoạt, sản xuất trầm trọng.

Công trình trạm bơm tiền tỷ đắp chiếu
Công trình trạm bơm tiền tỷ đắp chiếu

Theo ông Tạ Hữu Tam, Xóm trưởng xóm 5, xã Hồng Sơn, trước đây, người dân của xóm 5 cũng như các xóm xung quanh không thiếu nước sản xuất và sinh hoạt. Từ năm 1968, xã đã có trạm bơm (bơm dầu) Cồn Rỏi, lấy nước từ đập Bỉ của khe Thung Mây, đủ cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của bà con. 

Sau hàng chục năm hoạt động, trạm bơm Cồn Rỏi xuống cấp, nên năm 2014 xã đã xin chủ trương và được phê duyệt dự án xây dựng trạm bơm Cồn Rỏi mới. 

“Bà con chúng tôi vô cùng phấn khởi. Nhưng trạm bơm thi công gần xong thì tự nhiên ngừng, làm cho nhiều năm qua dân làng chúng tôi vô cùng khốn đốn vì không có nước tưới tiêu. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên xã nhưng cũng chẳng có động tĩnh gì”, ông Tam nói.

Còn ông Trương Đình Sáu, Xóm trưởng xóm 4, xã Hồng Sơn thắc mắc: “Không hiểu vì sao dự án trạm bơm bỏ dở chừng, trong khi người dân đang rất cần nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các cuộc họp cử tri nói rất nhiều về dự án này nhưng đâu vẫn vào đấy”. Không có nước tưới tiêu nên nhiều nông dân trong xã Hồng Sơn đã buộc phải bỏ ruộng. 

Đem những bức xúc của người dân trao đổi với ông Nguyễn Trọng Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hồng Sơn, được biết dự án xây dựng trạm bơm Cồn Rỏi được phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư là 7,175 tỷ đồng. Dự án do Công ty TNHH Việt Hà (trụ sở ở xã Vân Sơn, Đô Lương) trúng thầu thi công. Trạm bơm hoàn thành sẽ tưới tiêu cho 165ha đất sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã Hồng Sơn. 

Theo ông Tuấn, dự án được khởi công xây dựng vào tháng 1/2014; nhưng Công ty Việt Hà thi công được hơn 2/3 thì ngừng. Nguyên nhân là do ngân sách của địa phương gặp khó khăn không có kinh phí để giải ngân tiếp trong khi xin nguồn là rất khó. Dù dự án “đắp chiếu” nhưng cũng đã giải ngân được hơn 3 tỷ đồng.

Ông Tuấn khẳng định, đây là công trình mà cán bộ và Nhân dân trên địa bàn rất mong mỏi. Nhiều lần xã tìm giải pháp, xin chủ trương của huyện bố trí vốn để hoàn thành công trình, nhưng đến nay vẫn “giậm chân tại chỗ”. 

“Việc dự án chậm tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và cuộc sống của bà con. Các cuộc họp cử tri người dân cũng phản ánh rất gay gắt về dự án này. Năm nào chúng tôi cũng lập tờ trình xin huyện bố trí kinh phí nhưng vẫn chưa được phê duyệt”, ông Nguyễn Trọng Tuấn phân trần.

Từ thực tế cho thấy, công trình trạm bơm Cồn Rỏi bị chậm tiến độ đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân xã Hồng Sơn và sâu xa hơn, sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân trên địa bàn. Hiện nay, công trình đã giải ngân được khoảng 1/2 tổng nguồn vốn; nếu không tiếp tục được bố trí vốn để hoàn thành thì cũng có nghĩa, số kinh phí đã giải ngân đang bị “đắp chiếu”. Đây là vấn đề mà UBND huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cần xem xét có giải pháp thấu đáo.

Việc dự án chậm tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và cuộc sống của bà con. Nhiều lần xã tìm giải pháp, xin chủ trương bố trí vốn để hoàn thành công trình, nhưng đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ”“.

Ông Nguyễn Trọng Tuấn,

Chủ tịch UBND xã Hồng Sơn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.