Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều trụ sở tiền tỷ dang dở, “đắp chiếu”

QUỲNH TRÂM - 10:54, 07/10/2019

Hiện, trên địa bàn huyện vùng cao Bá Thước (Thanh Hóa), nhiều trụ sở làm việc của UBND các xã xây dựng dang dở, bỏ hoang nhiều năm. Thực trạng này khiến chất lượng công trình có dấu hiệu xuống cấp, gây lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.

Cán bộ xã Cổ Lũng phải làm việc trong một không gian chật chội.
Cán bộ xã Cổ Lũng phải làm việc trong một không gian chật chội.

Năm 2016, huyện Bá Thước có 4 xã được Nhà nước đầu tư xây dựng trụ sở làm việc từ Chương trình xây dựng NTM, gồm: Xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Thành Sơn. Mỗi công trình được đầu tư 4,5-5 tỷ đồng, do nguồn vốn của Trung ương và tỉnh cấp. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian xây dựng, các nhà thầu đã dừng thi công, do thiếu vốn, khiến một số công trình dang dở, “đắp chiếu” bỏ hoang cho đến nay.

Cụ thể, công trình trụ sở xã Cổ Lũng được khởi công xây dựng từ tháng 9/2016, bằng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước là hơn 4,5 tỷ đồng, do xã làm chủ đầu tư. Sau 1 năm triển khai xây dựng được 2 tầng, nhà thầu đã dừng thi công, mặc cho địa phương mong mỏi, chờ đợi. Hiện tại, gần 40 cán bộ, công chức của xã đang phải làm việc tạm thời trong một ngôi nhà cũ nát, chỉ vài chục mét vuông. Diện tích làm việc quá chật đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động của xã, đặc biệt là rất khó khăn cho người dân đến liên hệ công tác.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Sâm, Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, cho biết: Để người dân có nơi ngồi, chúng tôi phải sắp xếp, cơi nới thêm phía bên ngoài của Phòng Một cửa. Bản thân tôi và các Phó Chủ tịch xã cũng phải ngồi làm việc chung một chỗ. Công trình trụ sở mới sau khi xây dựng song phần thô, đơn vị thi công đã đề nghị thanh toán với số tiền 2,5 tỷ đồng và dừng hẳn từ 8/2017 đến nay. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên và có ý kiến đề xuất tại các kỳ họp HĐND huyện, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Cùng chung “số phận” với Cổ Lũng, trụ sở xã Lũng Niêm cũng đang “đắp chiếu” chờ đợi nguồn vốn. Để có chỗ làm việc, xã này phải mượn tạm một số phòng học của trường tiểu học và trung tâm văn hóa xã.

Công trình trụ sở UBND xã Cổ Lũng (Bá Thước) xây dựng dang dở, bỏ hoang đã hơn 3 năm.
Công trình trụ sở UBND xã Cổ Lũng (Bá Thước) xây dựng dang dở, bỏ hoang đã hơn 3 năm.

Việc sử dụng nhà văn hóa, phòng học của học sinh để làm nơi làm việc khiến nhiều cán bộ, công chức hết sức bức xúc. “Trước thực trạng này, mong các cơ quan chức năng sớm có giải pháp hoàn thiện công trình trụ sở xã để cán bộ, công chức xã có nơi làm việc ổn định; đừng để những công trình tiền tỷ của Nhà nước xây dựng dang dở, bỏ hoang, trong khi cán bộ, công chức thì không có chỗ làm việc”, ông Hà Nam Khánh, Bí thư Đảng ủy xã bức xúc nói.

Ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết: “Công trình trụ sở UBND các xã xây dựng trên bị dừng thi công, do mỗi xã mới được cấp 2,5 tỷ đồng để thanh toán cho nhà thầu những hạng mục đã xây dựng. Các hạng mục còn lại do không có vốn, nên nhà thầu đang để dang dở. Do huyện khó khăn, chưa tìm ra giải pháp, nên vẫn phải trông chờ vào nguồn vốn của Trung ương và tỉnh cấp”.

Hiện nay, địa phương đã vận động được nhà thầu chấp thuận hoàn thiện các hạng mục còn lại của công trình trụ sở làm việc các xã Lũng Cao và Thành Sơn để bàn giao, đưa vào sử dụng. Hai xã còn lại Cổ Lũng và Lũng Niêm thì vẫn phải chờ nguồn vốn của Nhà nước cấp.

Mong rằng, các công trình tiền tỷ trên sớm được hoàn thiện đưa vào sử dụng để cán bộ, công chức yên tâm công tác, không phải làm việc tạm bợ, thiếu tính chuyên nghiệp hiệu quả công việc không cao.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.