Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Như Xuân (thanh hóa): Cầu tiền tỷ xây giữa chừng rồi bỏ

PV - 10:40, 10/10/2018

Dự án xây dựng cầu Vân Hòa tại xã Cát Vân, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) được thi công vào năm 2015, với vốn đầu tư gần 2,9 tỷ đồng, do UBND xã Cát Vân làm chủ đầu tư.

Theo dự kiến, cây cầu này sẽ hoàn thành vào năm 2018. Thế nhưng, đơn vị thi công cầu là Công ty cổ phần xây dựng Trường Giang (Công ty Trường Giang) có trụ sở tại TP. Thanh Hóa, đang xây dựng cầu dở dang thì bỗng nhiên ngừng lại và rút toàn bộ máy móc, thiết bị đi nơi khác.

 Cây cầu tiền tỷ đang xây dở thì bị bỏ hoang. Cầu Vân Hòa ở xã Cát Vân, huyện Như Xuân (Thanh Hóa)  đang xây dở thì bị bỏ hoang.

Việc bỏ hoang công trình gần 1 năm nay, đã làm sắt thép, mố cầu, trụ cầu đã rỉ, cỏ mọc um tùm 2 bên đầu cầu. Thực tế này, khiến cho người dân sống trong khu vực đang đặt ra câu hỏi: Tại sao UBND xã và nhà thầu không có động thái gì khi để cây cầu tiền tỷ xây dựng dở dang gây lãng phí.

Tuy nhiên, qua trao đổi với ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND xã Cát Vân, ông Long cho biết: cây cầu Vân Hòa có tổng vốn đầu tư là 2,9 tỷ đồng, nguồn vốn do UBND huyện hỗ trợ và một phần đối ứng của xã. Hiện nay, khối lượng công trình đạt hơn 1.8 tỷ đồng. Phần còn lại là lát mặt bê tông cầu và một số chi tiết khác. Nhưng phía nhà thầu đang thi công dở, thì ngừng và rút hết toàn bộ máy móc, thiết bị.

“UBND xã Cát Vân đã nhiều lần gửi công văn cho công ty yêu cầu họ lên tiếp tục thi công nhưng không được công ty này đáp ứng. Bản thân tôi cũng đã gọi điện nhiều lần cho giám đốc công ty này, nhưng họ không hợp tác”, ông Chủ tịch xã cho hay.

Được biết, sau khi nhận được thông tin về cây cầu ở thôn Vân Hòa đang thi công dở dang thì nhà thầu bỏ giữa chừng, để hoang làm hư hỏng các chi tiết cầu, lãng phí nguồn kinh phí đã đầu tư, khiến cho người dân trong xã băn khoăn, có ý kiến với địa phương, lãnh đạo huyện Như Xuân đã trực tiếp đi kiểm tra.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết: Sau khi kiểm tra thực tế và làm rõ một số thông tin, huyện đã có ý kiến chỉ đạo xã Cát Vân, trước mắt, cần phải giải quyết dứt điểm với nhà thầu về công trình. Trong trường hợp đơn vị thi công này không hợp tác, thì xã cần hoàn tất các thủ tục đảm bảo pháp lý chấm dứt hợp đồng, tìm công ty mới có đủ năng lực để tiếp tục hoàn thiện dự án.

“Đối với số vốn còn thiếu, huyện sẽ vận động từ nhiều nguồn, cố gắng thời gian sớm nhất phải hoàn thành cây cầu để người dân thuận tiện qua lại, giao thương buôn bán. Bởi lẽ, cầu Vân Hòa được xây dựng ở vị trí quan trọng, có cây cầu, người dân sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại. Đây là điều kiện phù hợp với sự phát kinh tế-xã hội tại xã Cát Vân”, ông Phương cho biết thêm.

Để tìm hiểu thông tin khách quan, đa chiều và vì sao đơn vị thi công cầu bỗng dưng ngừng xây dựng, rút hết máy móc thiết bị đi nơi khác; không hợp tác với UBND xã Cát Vân… chúng tôi đã liên lạc với ông Ngô Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Trường Giang. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên lạc, ông Tùng cũng từ chối cung cấp thông tin.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.